Trải qua 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng đầy kịch tính, đã tròn bốn thập kỷ trôi qua, Hiệp định Paris vẫn là sự kiện lịch sử đặc biệt của ngoại giao Việt Nam và là một trong những đề tài được sách, báo nước ngoài phản ánh sâu đậm.
Trở lại tình hình, sau bốn năm thực hiện Học thuyết Níchxơn mà bước thực nghiệm đầu tiên là “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế quốc Mỹ không những không giành được một thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược mà ngày càng lún sâu vào thế bị động. Đặc biệt, trong hai năm 1971-1972, quân và dân ta liên tiếp giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, buộc Mỹ phải thỏa thuận văn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do ta đưa ra đầu tháng 10 năm 1972. Trong các thông điệp gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tổng thống Níchxơn phải thừa nhận các thiện chí của ta và cho rằng đó là phương án mà các bên có thể chấp nhận được. Chính Ních-xơn đã khẳng định: “Hiệp định hiện nay đã coi như hoàn chỉnh. Có thể tin ở chúng tôi sẽ ký tắt được vào ngày 31 tháng 10”.
Như để chứng minh cho cam kết của mình, ngày 22 tháng 10 năm 1972, Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Hơn thế, ngày 26 tháng 10 năm 1972, trong một cuộc họp báo, cố vấn Kít-xinh-giơ tuyên bố “hòa bình trong tầm tay”. Tuy nhiên, do thấy rõ âm mưu của đế quốc Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: Với bản chất hiếu chiến, ngoan cố, đế quốc Mỹ còn nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam.
Quả đúng như vậy, trong lúc cả loài người tiến bộ vốn có thiện cảm với nhân dân Việt Nam, từng dành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình để mong ngày hòa bình sớm trở lại với nhân dân Việt Nam, đang chờ đợi hiệp định được ký kết, thì ngày 18 tháng 12 năm 1972, lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật lớn của Mỹ ồ ạt tiến công Hà Nội, Hải Phòng và các vùng đông dân trên miền Bắc Việt Nam theo lệnh của Tổng thống Ních-xơn.
Nhưng màn kịch “hòa bình trong tầm tay” của mưu sĩ Kít-xinh-giơ có thể lừa bịp được dư luận, nhưng với nhân dân Việt Nam, một dân tộc dạn dày chống ngoại xâm và có tinh thần cảnh giác cách mạng thì không dễ bị đánh lừa. Bằng trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, trong 12 ngày đêm mùa đông cuối năm 1972, quân và dân ta đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, không còn con đường nào khác, đế quốc Mỹ buộc phải trở lại bàn đàm phán ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bình luận về việc ký kết Hiệp định, tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn (Washington Post) viết: “Thất bại này buộc Tổng thống Ních-xơn và cố vấn của ông ta phải chấp nhận trở lại những điều khoản mà cách đây ba tháng họ đã bác bỏ”. Còn phóng viên Tạp chí Time, Sớc-tơ (Jerrold Ll.Schecter) trong cuốn sách Từ Tòa Bạch ốc đến Dinh Độc Lập nhận xét một cách chua xót: “Những điều khoản trong Hiệp định Pari về thực chất vẫn giống như những điều mà phía cộng sản đã đưa ra từ tháng 5 năm 1969”.
Đứng trên bình diện tổng thể, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược là cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Bởi thế, chỉ một ngày sau khi Hiệp định Paris ký kết, Hội nghị quốc tế về Việt Nam, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia ký Hiệp định Paris và bốn nước trong Ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế (Ba Lan, Canada, Hunggari, Indonesia) được triệu tập tại Paris, với sự có mặt của Tổng thư ký Liên hợp quốc đã thông qua Định ước quốc tế trong đó ghi nhận tính pháp lý của Hiệp định và khẳng định đây là cống hiến to lớn đối với hòa bình, quyền tự quyết và độc lập dân tộc.
Một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của Hiệp định Paris là chúng ta đã chủ động thúc đẩy hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, tiêu biểu là nhân dân và Chính phủ Pháp. Minh chứng là, sau Hiệp định Paris, Báo Nhân đạo Pháp đăng xã luận trên trang nhất, số ra ngày 5 tháng 2 năm 1973 không chỉ ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam mà còn vạch trần sự cản trở của Mỹ đối với Hiệp định. Đặc biệt, cũng trong những ngày lịch sử này, dành sự khâm phục đối với nhân dân Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Pháp G.Pôm-pi-đu đã gửi điện chúc mừng và nhấn mạnh: “Hiệp định Paris có nghĩa là chấm dứt cảnh đau khổ, tàn phá, tang tóc ngày càng chồng chất”. 40 năm sau, Giáo sư Pi-e A-xơ-lanh (Pierre Asselin), tác giả cuốn sách “Nền hòa bình mong manh”, phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Hiệp định Pari do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 17 tháng 1 năm 2013 đã thốt lên: “Tôi thật sự ngưỡng mộ về tài trí của Việt Nam trong quá trình đàm phán ở Paris, nó góp phần giúp tôi hiểu được vì sao người Việt Nam luôn tự hào về chiến thắng”.
Cùng với các học giả, chính khách và nhân dân Pháp, chung vui với nhân dân Việt Nam, Báo Người công nhân Anh ca ngợi: “Nhân dân Việt Nam là vô địch, vì sự nghiệp của họ là chính nghĩa, vì cuộc chiến đấu tuyệt vời của họ đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo chính trị đúng đắn và vì họ có lòng dũng cảm, sự hiểu biết và quyết tâm giành thắng lợi”. Báo Thế giới Công nhân - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, nhấn mạnh: “Chúng tôi vui mừng nhận tin thắng lợi của các bạn và không chỉ nhân dân Tây Ban Nha mà tất cả những người lao động trên thế giới đều muốn ca ngợi các bạn, nó là niềm thôi thúc chúng ta tăng cường cuộc đấu tranh chống lại kẻ xâm lược”.
Đối với nước Mỹ, tính tới thời điểm trước khi Hiệp định Paris ký kết, Mỹ là nước đã chiến thắng lừng lẫy trong thế chiến thứ hai, là quốc gia mạnh nhất thế giới, là kẻ thắng đậm trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Vậy mà đúng 20 năm sau họ phải chấp nhận thất bại nặng nề trước nhân dân Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé chỉ có 22 triệu dân và không có một nền công nghiệp nào cả. Bởi vậy, các học giả Mỹ đã chỉ rõ sự thất bại ê chề của chính quyền Ních-xơn. Nhà sử học Mỹ George C. Herring trong cuốn: “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ”, khẳng định: “Kết quả đạt được của Hiệp định quả thực là một sự trả giá quá đắt đối với Mỹ, ảnh hưởng to lớn đến niềm tin của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới vào uy tín, sức mạnh của siêu cường này… Mỹ đã ra khỏi cuộc chiến tranh với hình ảnh rất nhem nhuốc trong con mắt của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ”. Nhà sử học Mỹ Giô-dép Am-tơ khẳng định, sự thất bại và ra đi của Mỹ báo hiệu sự suy sụp, đổ vỡ của chính quyền Sài Gòn là không tránh khỏi. Quả nhiên đúng như dự báo, sự kiện Mỹ rút khỏi Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoàn toàn lôgic của hai năm sau đó, dẫn tới kết quả tất yếu “ngụy nhào” vào mùa Xuân 1975 sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhân dân Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau 30 năm chia cắt.
Thời gian không ngừng trôi, lịch sử loài người tiếp tục đi lên trên hành trình dài vô tận, nhưng giá trị của Hiệp định Paris 40 năm về trước vẫn vẹn nguyên giá trị, có sức lay động và thôi thúc lòng người. Điều đáng chú ý, qua những trang sách, báo nước ngoài ở thời điểm lịch sử lúc bấy giờ cũng như sau này, cho chúng ta thấy rõ hơn vị trí, ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của Hiệp định. Với ý nghĩa đó, chúng ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè quốc tế, đặc biệt là những nhà báo, những học giả, những nhà nghiên cứu luôn dõi theo đưa tin, phản ánh trung thực khách quan và lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đó là dữ liệu khách quan, trung thực, là cơ sở quan trọng để chúng ta bổ sung thêm những trang sử hòa hùng, làm cho “pho sử bằng vàng” của dân tộc Việt Nam ngày càng đầy ắp.
LÊ VĂN PHONG
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Trở lại tình hình, sau bốn năm thực hiện Học thuyết Níchxơn mà bước thực nghiệm đầu tiên là “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế quốc Mỹ không những không giành được một thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược mà ngày càng lún sâu vào thế bị động. Đặc biệt, trong hai năm 1971-1972, quân và dân ta liên tiếp giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, buộc Mỹ phải thỏa thuận văn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do ta đưa ra đầu tháng 10 năm 1972. Trong các thông điệp gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tổng thống Níchxơn phải thừa nhận các thiện chí của ta và cho rằng đó là phương án mà các bên có thể chấp nhận được. Chính Ních-xơn đã khẳng định: “Hiệp định hiện nay đã coi như hoàn chỉnh. Có thể tin ở chúng tôi sẽ ký tắt được vào ngày 31 tháng 10”.
Như để chứng minh cho cam kết của mình, ngày 22 tháng 10 năm 1972, Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Hơn thế, ngày 26 tháng 10 năm 1972, trong một cuộc họp báo, cố vấn Kít-xinh-giơ tuyên bố “hòa bình trong tầm tay”. Tuy nhiên, do thấy rõ âm mưu của đế quốc Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: Với bản chất hiếu chiến, ngoan cố, đế quốc Mỹ còn nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam.
Quả đúng như vậy, trong lúc cả loài người tiến bộ vốn có thiện cảm với nhân dân Việt Nam, từng dành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình để mong ngày hòa bình sớm trở lại với nhân dân Việt Nam, đang chờ đợi hiệp định được ký kết, thì ngày 18 tháng 12 năm 1972, lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật lớn của Mỹ ồ ạt tiến công Hà Nội, Hải Phòng và các vùng đông dân trên miền Bắc Việt Nam theo lệnh của Tổng thống Ních-xơn.
Nhưng màn kịch “hòa bình trong tầm tay” của mưu sĩ Kít-xinh-giơ có thể lừa bịp được dư luận, nhưng với nhân dân Việt Nam, một dân tộc dạn dày chống ngoại xâm và có tinh thần cảnh giác cách mạng thì không dễ bị đánh lừa. Bằng trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, trong 12 ngày đêm mùa đông cuối năm 1972, quân và dân ta đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, không còn con đường nào khác, đế quốc Mỹ buộc phải trở lại bàn đàm phán ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bình luận về việc ký kết Hiệp định, tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn (Washington Post) viết: “Thất bại này buộc Tổng thống Ních-xơn và cố vấn của ông ta phải chấp nhận trở lại những điều khoản mà cách đây ba tháng họ đã bác bỏ”. Còn phóng viên Tạp chí Time, Sớc-tơ (Jerrold Ll.Schecter) trong cuốn sách Từ Tòa Bạch ốc đến Dinh Độc Lập nhận xét một cách chua xót: “Những điều khoản trong Hiệp định Pari về thực chất vẫn giống như những điều mà phía cộng sản đã đưa ra từ tháng 5 năm 1969”.
Đứng trên bình diện tổng thể, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược là cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Bởi thế, chỉ một ngày sau khi Hiệp định Paris ký kết, Hội nghị quốc tế về Việt Nam, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia ký Hiệp định Paris và bốn nước trong Ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế (Ba Lan, Canada, Hunggari, Indonesia) được triệu tập tại Paris, với sự có mặt của Tổng thư ký Liên hợp quốc đã thông qua Định ước quốc tế trong đó ghi nhận tính pháp lý của Hiệp định và khẳng định đây là cống hiến to lớn đối với hòa bình, quyền tự quyết và độc lập dân tộc.
Một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của Hiệp định Paris là chúng ta đã chủ động thúc đẩy hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, tiêu biểu là nhân dân và Chính phủ Pháp. Minh chứng là, sau Hiệp định Paris, Báo Nhân đạo Pháp đăng xã luận trên trang nhất, số ra ngày 5 tháng 2 năm 1973 không chỉ ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam mà còn vạch trần sự cản trở của Mỹ đối với Hiệp định. Đặc biệt, cũng trong những ngày lịch sử này, dành sự khâm phục đối với nhân dân Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Pháp G.Pôm-pi-đu đã gửi điện chúc mừng và nhấn mạnh: “Hiệp định Paris có nghĩa là chấm dứt cảnh đau khổ, tàn phá, tang tóc ngày càng chồng chất”. 40 năm sau, Giáo sư Pi-e A-xơ-lanh (Pierre Asselin), tác giả cuốn sách “Nền hòa bình mong manh”, phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Hiệp định Pari do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 17 tháng 1 năm 2013 đã thốt lên: “Tôi thật sự ngưỡng mộ về tài trí của Việt Nam trong quá trình đàm phán ở Paris, nó góp phần giúp tôi hiểu được vì sao người Việt Nam luôn tự hào về chiến thắng”.
Cùng với các học giả, chính khách và nhân dân Pháp, chung vui với nhân dân Việt Nam, Báo Người công nhân Anh ca ngợi: “Nhân dân Việt Nam là vô địch, vì sự nghiệp của họ là chính nghĩa, vì cuộc chiến đấu tuyệt vời của họ đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo chính trị đúng đắn và vì họ có lòng dũng cảm, sự hiểu biết và quyết tâm giành thắng lợi”. Báo Thế giới Công nhân - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, nhấn mạnh: “Chúng tôi vui mừng nhận tin thắng lợi của các bạn và không chỉ nhân dân Tây Ban Nha mà tất cả những người lao động trên thế giới đều muốn ca ngợi các bạn, nó là niềm thôi thúc chúng ta tăng cường cuộc đấu tranh chống lại kẻ xâm lược”.
Đối với nước Mỹ, tính tới thời điểm trước khi Hiệp định Paris ký kết, Mỹ là nước đã chiến thắng lừng lẫy trong thế chiến thứ hai, là quốc gia mạnh nhất thế giới, là kẻ thắng đậm trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Vậy mà đúng 20 năm sau họ phải chấp nhận thất bại nặng nề trước nhân dân Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé chỉ có 22 triệu dân và không có một nền công nghiệp nào cả. Bởi vậy, các học giả Mỹ đã chỉ rõ sự thất bại ê chề của chính quyền Ních-xơn. Nhà sử học Mỹ George C. Herring trong cuốn: “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ”, khẳng định: “Kết quả đạt được của Hiệp định quả thực là một sự trả giá quá đắt đối với Mỹ, ảnh hưởng to lớn đến niềm tin của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới vào uy tín, sức mạnh của siêu cường này… Mỹ đã ra khỏi cuộc chiến tranh với hình ảnh rất nhem nhuốc trong con mắt của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ”. Nhà sử học Mỹ Giô-dép Am-tơ khẳng định, sự thất bại và ra đi của Mỹ báo hiệu sự suy sụp, đổ vỡ của chính quyền Sài Gòn là không tránh khỏi. Quả nhiên đúng như dự báo, sự kiện Mỹ rút khỏi Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoàn toàn lôgic của hai năm sau đó, dẫn tới kết quả tất yếu “ngụy nhào” vào mùa Xuân 1975 sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhân dân Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau 30 năm chia cắt.
Thời gian không ngừng trôi, lịch sử loài người tiếp tục đi lên trên hành trình dài vô tận, nhưng giá trị của Hiệp định Paris 40 năm về trước vẫn vẹn nguyên giá trị, có sức lay động và thôi thúc lòng người. Điều đáng chú ý, qua những trang sách, báo nước ngoài ở thời điểm lịch sử lúc bấy giờ cũng như sau này, cho chúng ta thấy rõ hơn vị trí, ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của Hiệp định. Với ý nghĩa đó, chúng ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè quốc tế, đặc biệt là những nhà báo, những học giả, những nhà nghiên cứu luôn dõi theo đưa tin, phản ánh trung thực khách quan và lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đó là dữ liệu khách quan, trung thực, là cơ sở quan trọng để chúng ta bổ sung thêm những trang sử hòa hùng, làm cho “pho sử bằng vàng” của dân tộc Việt Nam ngày càng đầy ắp.
LÊ VĂN PHONG
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam