Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ và Vua Gia Long – Nguyễn Ánh, 2 đối thủ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18. Đây là 2 tranh chân dung được đánh giá là chân thực nhất về hai ông được tái hiện từ những tranh vẽ xưa do Pháp và nhà Thanh vẽ.
Từ năm 1627-1673, Chúa Trịnh với Chúa Nguyễn giao tranh 4 lần bất phân thắng bại. Hai bên phải giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Nhân dịp hòa bình với Đàng Ngoài thì chúa Nguyễn mở cõi vào Nam, xóa sổ nước Chiêm Thành rồi lấn dần đất Chân Lạp để có được vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh sau này.
Vào đời chúa Nguyễn thứ 9 là Nguyễn Phúc Thuần thì Đàng Trong xảy ra nội loạn, kẻ loạn thần là Trương Phúc Loan dựng lên chúa và chuyên quyền phế trưởng lập thứ, dân chúng oán thán, chúa thì ít tuổi (12 tuổi) nên không có thực quyền.
Năm 1774, tức là sau 101 năm hòa bình với chúa Nguyễn, Chúa Trịnh Sâm nghe tin Đàng Trong có biến liền kéo quân vào chiếm được Phú Xuân, giết Trương Phúc Loan. Chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam rồi vào Gia Định.
Quân Tây Sơn bị vào thế kẹp giữa Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh. Bị quân Chúa Nguyễn đánh bại thảm hại nên đút lót tướng Hoàng Ngũ Phúc của Chúa Trịnh, xin cắt đất giảng hòa, xin theo chúa Trịnh. Chúa Trịnh phong Nguyễn Nhạc làm tiên phong để đi đánh chúa Nguyễn. Tây Sơn đánh thắng Chúa Nguyễn, giết sạch cả họ nhà chúa, trừ có Nguyễn Ánh là chạy thoát.
Như vậy, trên lý thuyết, thì Chúa Trịnh Sâm thống nhất sơn hà cho nhà Lê, vì trước khi lên ngôi thì quân Tây Sơn đã về theo Chúa Trịnh. Đấy là lý thuyết, trên thực tế khi thấy Tây Sơn về hàng thì Chúa Trịnh cũng nhận thấy là không giữ nổi đất Thuận Hóa trở vào nên lại rút quân ra Bắc giữ Đàng Ngoài, Tây Sơn tiếp quản toàn bộ Đàng Trong của chúa Nguyễn.
Năm 1780, Nguyễn Ánh chiêu mộ quân sỹ rồi lấy lại được đất Gia Định, lên ngôi vương (chúa). Tây Sơn lại vào đánh, Nguyễn Ánh yếu thế nên toàn thua chạy ra Phú Quốc và Côn Lôn, tổng cộng 4 lần. Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm thì bị Nguyễn Huệ đánh tan 2 vạn quân ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Nguyễn Ánh phải cho con trai là thế tử Cảnh sang Pháp cầu viện.
Khi đó Đàng Ngoài cũng nội loạn y như Đàng Trong lúc Tây Sơn nổi lên. Chúa Trịnh Sâm chết thì bè đảng của Thứ phi Đặng Thị Huệ là quận Huy Hoàng Đình Bảo chuyên quyền, phế trưởng lập thứ là Trịnh Cán, mới 4 tuổi, lên ngôi chúa.
Sau đó kiêu binh đất Thanh Nghệ nổi lên giết quận Huy lại lập con trưởng của Trịnh Sâm là Trịnh Khải lên ngôi chúa. Kiêu binh làm loạn khắp nơi, dân chúng oán hận ngút trời, là thời cơ cho Tây Sơn ra Bắc. Với hoàn cảnh đó Tây Sơn diệt xong Chúa Nguyễn thì quay ra diệt nốt Chúa Trịnh vào năm 1786.
Nguyễn Huệ lấy được Thăng Long nhưng không dám cướp ngôi nhà Lê nên lại rút quân về Nam. Trên thực tế lúc đó có thể nói là Nguyễn Huệ – Tây Sơn đã thống nhất sơn hà nhưng trên lý thuyết thì Đàng Ngoài vẫn là của vua Lê nên không được tính là thống nhất đất nước.
Lúc lấy được Thăng Long, cưới được công chúa Ngọc Hân thì Nguyễn Huệ dùng giằng muốn ở lại Bắc Hà nhưng Nguyễn Nhạc không đồng ý, theo ra Thăng Long để gọi vào Nam. Nguyễn Nhạc cho là đất Bắc là của vua Lê, dân Bắc không theo Tây Sơn nên bắt em phải vào. Lưu ý là lúc đó Nguyễn Nhạc mới là vua Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ quay vào Nam thì mới được phong làm Bắc Bình Vương, giữ đất Phú Xuân ra đến Thanh Nghệ (Thanh Nghệ là đất vua Lê Chiêu Thống cắt để trả ơn Tây Sơn).
Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn, cai quản từ Quy Nhơn vào tới Gia Định, Nguyễn Lữ được phong làm Đông Định Vương đóng đô ở đất Gia Định. Tây Sơn chia làm 3 nước độc lập, mỗi ông 1 mảnh, từ Thanh Hóa ra vẫn là của vua Lê Chiêu Thống.
Có một số chi tiết ít được nhắc đến hiện nay
Một là, việc Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc bất hòa, có thể vì hiềm khích vì chuyện kể trên, đến nỗi Nguyễn Nhạc phải xin thua, cắt đất cầu hòa. Ông viết thư cho Nguyễn Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho vua em; đồng thời ông cầu khẩn vua em mang gấp đại binh vào cứu Nam Bộ đang bị (chiếu lên ngôi của Quang Trung nói rõ vấn đề này, trong đó có đoạn "...về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm...)
Hai là, công chúa Ngọc Hân muốn Lê Duy Cận, là chú của Lê Duy Kỳ (tức Lê Chiêu Thống) lên ngôi kế nghiệp vua cha là Lê Hiển Tổng, tức là muốn phế trưởng lập thứ. Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông. Nhưng vua Lê Hiển Tông đã quyết để Lê Duy Kỳ kế nghiệp nên Nguyễn Huệ và Ngọc Hân phải theo.
Có thể vì hiềm khích này mà sau này tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm (con rể Nguyễn Nhạc) ra Thăng Long diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (là người được Lê Chiêu Thống nhờ cậy), rồi Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt Vũ Văn Nhậm, đã làm cho vua Lê Chiêu Thống sợ quá mà bỏ chạy sang Bắc Ninh rồi cho người sang Tàu cầu viện.
Nếu chúng ta biết được lý do dẫn đến việc Lê Chiêu Thống phải cầu viện. Nếu Nguyễn Huệ không lăm le lấy nốt Bắc Hà thì sao Chiêu Thống phải bỏ Thăng Long mà chạy?
Sau khi Lê Chiêu Thống chạy thì Nguyễn Huệ lập chính Lê Duy Cận làm giám quốc, nhưng chả có thực quyền, quyền lực lúc đó rơi cả vào tay quân Tây Sơn là Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan văn Lân.
Tuy nhiên vì Tây Sơn không dám phế vua Lê nên vẫn không được coi là thống nhất sơn hà cho dù lúc đó họ quản lý gần như toàn bộ đất nước.
Năm 1788, thì Nguyễn Ánh lại lấy lại được đất Gia Định. Đến năm 1789, Nguyễn Huệ xưng đế (lúc đó Nguyễn Nhạc vẫn là vua ở đất Quy Nhơn), Quang Trung đại phá quân Thanh, chính thức đủ lý do để lật đổ vua Lê, lấy đất Bắc Hà thì cũng vẫn không được coi là thống nhất đất nước do vẫn có Nguyễn Nhạc làm vua ở Quy Nhơn, Nguyễn Ánh làm chúa ở Gia Định, từ Phú Xuân ra đến Bắc Hà là đất của Quang Trung mà thôi.
Nguyễn Huệ qua đời nhưng Nguyễn Nhạc không thể ra viếng vì quân của vua cháu là Nguyễn Quang Toản (Cảnh Thịnh) ngăn giữ phòng bị. Nguyễn Ánh biết sự kiện này và tự tin mang quân bắc tiến đánh Quy Nhơn do sự nghi kỵ nội bộ giữa vua bác vua cháu Nhà Tây Sơn.
Nguyễn Ánh đánh ra Quy Nhơn. Các cánh quân dưới quyền Tây Sơn vương đều yếu ớt nhanh chóng bại trận hoặc bỏ chạy, để mất Phú Yên. Quân Nguyễn Ánh tiến ra vây hãm Quy Nhơn. Ông không thể cầm quân nên sai con là Quang Bảo ra cự địch. Thành bị vây hãm 3 tháng. Trong tình thế nguy cấp, ông phải viết thư cầu cứu vua cháu. Cảnh Thịnh sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng mang quân vào cứu, quân Nguyễn Ánh phải rút lui về Phú Yên.
Dù Nguyễn Nhạc đã sai mang vàng bạc ra khao quân Phú Xuân nhưng Công Hưng vẫn chiếm cứ thành Quy Nhơn, kê biên kho tàng của ông. Thấy gia sản của mình sắp truyền cho con bị cháu chiếm đoạt, ông uất hận thổ huyết mà qua đời.
Lúc đó coi như Tây Sơn mới thống nhất thành 1 nước, nhưng Gia Định vẫn nằm trong tay Nguyễn Ánh nên vẫn không coi là thống nhất đất nước.
Đến năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, xưng đế hiệu Gia Long, vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc thì bị dân bắt đem nộp cho quân Nguyễn, nhà Tây Sơn chấm dứt, lúc đó mới được coi là thống nhất đất nước vì không còn thế lực cát cứ nào khác nữa.
Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, nước Việt Nam lúc này có Chân Lạp và 1 số tiểu quốc ở Hạ Lào làm chư hầu, trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Gia Long tạo nên tiền đề để cho con ông là vua Minh Mạng tạo dựng nên 1 nước Đại Nam (đổi từ tên Việt Nam sang) có diện tích lớn nhất trong lịch sử VN, bao gồm khoảng 2/3 nước Chân Lạp (lúc đó đã bị Đại Nam sáp nhập, đổi thành Trấn Tây thành) và vùng Hạ Lào (xin nhập vào Đại Nam).
Tuy nhiên, đến thời Tự Đức (cháu Minh Mạng) thì thực dân Pháp chiếm Việt Nam, thành lập liên bang Đông Dương, chia lại lãnh thổ 3 nước Cao Miên, Lào, VN theo địa giới cũ. Nước Việt Nam cũng bị chia theo địa giới cũ là Nam Kỳ (nguyên là Thủy Chân lạp), Trung Kỳ (nguyên là đất gốc Đàng Trong và Chiêm Thành, đất cũ của chúa Nguyễn nên cho vua Nguyễn quản lý) và Bắc Kỳ (nguyên là Đàng Ngoài). Đất Bắc Kỳ và Nam Kỳ không phải nguyên gốc của chúa Nguyễn nên Pháp không cho vua Nguyễn quản lý mà thành thuộc địa và nửa thuộc địa của Pháp.
Từ năm 1627-1673, Chúa Trịnh với Chúa Nguyễn giao tranh 4 lần bất phân thắng bại. Hai bên phải giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Nhân dịp hòa bình với Đàng Ngoài thì chúa Nguyễn mở cõi vào Nam, xóa sổ nước Chiêm Thành rồi lấn dần đất Chân Lạp để có được vùng đất Nam Kỳ lục tỉnh sau này.
Vào đời chúa Nguyễn thứ 9 là Nguyễn Phúc Thuần thì Đàng Trong xảy ra nội loạn, kẻ loạn thần là Trương Phúc Loan dựng lên chúa và chuyên quyền phế trưởng lập thứ, dân chúng oán thán, chúa thì ít tuổi (12 tuổi) nên không có thực quyền.
Năm 1774, tức là sau 101 năm hòa bình với chúa Nguyễn, Chúa Trịnh Sâm nghe tin Đàng Trong có biến liền kéo quân vào chiếm được Phú Xuân, giết Trương Phúc Loan. Chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam rồi vào Gia Định.
Quân Tây Sơn bị vào thế kẹp giữa Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh. Bị quân Chúa Nguyễn đánh bại thảm hại nên đút lót tướng Hoàng Ngũ Phúc của Chúa Trịnh, xin cắt đất giảng hòa, xin theo chúa Trịnh. Chúa Trịnh phong Nguyễn Nhạc làm tiên phong để đi đánh chúa Nguyễn. Tây Sơn đánh thắng Chúa Nguyễn, giết sạch cả họ nhà chúa, trừ có Nguyễn Ánh là chạy thoát.
Xem thêm: Từ Khởi Nghĩa Tây Sơn Đến Kháng Chiến Chống Thanh, Chống Xiêm | Sử Việt.Năm 1778, sau khi lấy được Gia Định (lúc đó coi như là toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ từ Biên Hòa vào tới Cà Mau, chứ không phải chỉ có đất Sài Gòn), Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức.
Như vậy, trên lý thuyết, thì Chúa Trịnh Sâm thống nhất sơn hà cho nhà Lê, vì trước khi lên ngôi thì quân Tây Sơn đã về theo Chúa Trịnh. Đấy là lý thuyết, trên thực tế khi thấy Tây Sơn về hàng thì Chúa Trịnh cũng nhận thấy là không giữ nổi đất Thuận Hóa trở vào nên lại rút quân ra Bắc giữ Đàng Ngoài, Tây Sơn tiếp quản toàn bộ Đàng Trong của chúa Nguyễn.
Năm 1780, Nguyễn Ánh chiêu mộ quân sỹ rồi lấy lại được đất Gia Định, lên ngôi vương (chúa). Tây Sơn lại vào đánh, Nguyễn Ánh yếu thế nên toàn thua chạy ra Phú Quốc và Côn Lôn, tổng cộng 4 lần. Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm thì bị Nguyễn Huệ đánh tan 2 vạn quân ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Nguyễn Ánh phải cho con trai là thế tử Cảnh sang Pháp cầu viện.
Khi đó Đàng Ngoài cũng nội loạn y như Đàng Trong lúc Tây Sơn nổi lên. Chúa Trịnh Sâm chết thì bè đảng của Thứ phi Đặng Thị Huệ là quận Huy Hoàng Đình Bảo chuyên quyền, phế trưởng lập thứ là Trịnh Cán, mới 4 tuổi, lên ngôi chúa.
Sau đó kiêu binh đất Thanh Nghệ nổi lên giết quận Huy lại lập con trưởng của Trịnh Sâm là Trịnh Khải lên ngôi chúa. Kiêu binh làm loạn khắp nơi, dân chúng oán hận ngút trời, là thời cơ cho Tây Sơn ra Bắc. Với hoàn cảnh đó Tây Sơn diệt xong Chúa Nguyễn thì quay ra diệt nốt Chúa Trịnh vào năm 1786.
Nguyễn Huệ lấy được Thăng Long nhưng không dám cướp ngôi nhà Lê nên lại rút quân về Nam. Trên thực tế lúc đó có thể nói là Nguyễn Huệ – Tây Sơn đã thống nhất sơn hà nhưng trên lý thuyết thì Đàng Ngoài vẫn là của vua Lê nên không được tính là thống nhất đất nước.
Xem thêm: Nguyễn Ánh - Gia Long cao thủ biết nắm thời đoạt thế tạo dựng Nhà Nguyễn.
Lúc lấy được Thăng Long, cưới được công chúa Ngọc Hân thì Nguyễn Huệ dùng giằng muốn ở lại Bắc Hà nhưng Nguyễn Nhạc không đồng ý, theo ra Thăng Long để gọi vào Nam. Nguyễn Nhạc cho là đất Bắc là của vua Lê, dân Bắc không theo Tây Sơn nên bắt em phải vào. Lưu ý là lúc đó Nguyễn Nhạc mới là vua Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ quay vào Nam thì mới được phong làm Bắc Bình Vương, giữ đất Phú Xuân ra đến Thanh Nghệ (Thanh Nghệ là đất vua Lê Chiêu Thống cắt để trả ơn Tây Sơn).
Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn, cai quản từ Quy Nhơn vào tới Gia Định, Nguyễn Lữ được phong làm Đông Định Vương đóng đô ở đất Gia Định. Tây Sơn chia làm 3 nước độc lập, mỗi ông 1 mảnh, từ Thanh Hóa ra vẫn là của vua Lê Chiêu Thống.
Có một số chi tiết ít được nhắc đến hiện nay
Một là, việc Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc bất hòa, có thể vì hiềm khích vì chuyện kể trên, đến nỗi Nguyễn Nhạc phải xin thua, cắt đất cầu hòa. Ông viết thư cho Nguyễn Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho vua em; đồng thời ông cầu khẩn vua em mang gấp đại binh vào cứu Nam Bộ đang bị (chiếu lên ngôi của Quang Trung nói rõ vấn đề này, trong đó có đoạn "...về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm...)
Hai là, công chúa Ngọc Hân muốn Lê Duy Cận, là chú của Lê Duy Kỳ (tức Lê Chiêu Thống) lên ngôi kế nghiệp vua cha là Lê Hiển Tổng, tức là muốn phế trưởng lập thứ. Lê Duy Kỳ là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông. Nhưng vua Lê Hiển Tông đã quyết để Lê Duy Kỳ kế nghiệp nên Nguyễn Huệ và Ngọc Hân phải theo.
Có thể vì hiềm khích này mà sau này tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm (con rể Nguyễn Nhạc) ra Thăng Long diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (là người được Lê Chiêu Thống nhờ cậy), rồi Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt Vũ Văn Nhậm, đã làm cho vua Lê Chiêu Thống sợ quá mà bỏ chạy sang Bắc Ninh rồi cho người sang Tàu cầu viện.
Nếu chúng ta biết được lý do dẫn đến việc Lê Chiêu Thống phải cầu viện. Nếu Nguyễn Huệ không lăm le lấy nốt Bắc Hà thì sao Chiêu Thống phải bỏ Thăng Long mà chạy?
Sau khi Lê Chiêu Thống chạy thì Nguyễn Huệ lập chính Lê Duy Cận làm giám quốc, nhưng chả có thực quyền, quyền lực lúc đó rơi cả vào tay quân Tây Sơn là Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan văn Lân.
Tuy nhiên vì Tây Sơn không dám phế vua Lê nên vẫn không được coi là thống nhất sơn hà cho dù lúc đó họ quản lý gần như toàn bộ đất nước.
Năm 1788, thì Nguyễn Ánh lại lấy lại được đất Gia Định. Đến năm 1789, Nguyễn Huệ xưng đế (lúc đó Nguyễn Nhạc vẫn là vua ở đất Quy Nhơn), Quang Trung đại phá quân Thanh, chính thức đủ lý do để lật đổ vua Lê, lấy đất Bắc Hà thì cũng vẫn không được coi là thống nhất đất nước do vẫn có Nguyễn Nhạc làm vua ở Quy Nhơn, Nguyễn Ánh làm chúa ở Gia Định, từ Phú Xuân ra đến Bắc Hà là đất của Quang Trung mà thôi.
Nguyễn Huệ qua đời nhưng Nguyễn Nhạc không thể ra viếng vì quân của vua cháu là Nguyễn Quang Toản (Cảnh Thịnh) ngăn giữ phòng bị. Nguyễn Ánh biết sự kiện này và tự tin mang quân bắc tiến đánh Quy Nhơn do sự nghi kỵ nội bộ giữa vua bác vua cháu Nhà Tây Sơn.
Nguyễn Ánh đánh ra Quy Nhơn. Các cánh quân dưới quyền Tây Sơn vương đều yếu ớt nhanh chóng bại trận hoặc bỏ chạy, để mất Phú Yên. Quân Nguyễn Ánh tiến ra vây hãm Quy Nhơn. Ông không thể cầm quân nên sai con là Quang Bảo ra cự địch. Thành bị vây hãm 3 tháng. Trong tình thế nguy cấp, ông phải viết thư cầu cứu vua cháu. Cảnh Thịnh sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng mang quân vào cứu, quân Nguyễn Ánh phải rút lui về Phú Yên.
Dù Nguyễn Nhạc đã sai mang vàng bạc ra khao quân Phú Xuân nhưng Công Hưng vẫn chiếm cứ thành Quy Nhơn, kê biên kho tàng của ông. Thấy gia sản của mình sắp truyền cho con bị cháu chiếm đoạt, ông uất hận thổ huyết mà qua đời.
Lúc đó coi như Tây Sơn mới thống nhất thành 1 nước, nhưng Gia Định vẫn nằm trong tay Nguyễn Ánh nên vẫn không coi là thống nhất đất nước.
Đến năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, xưng đế hiệu Gia Long, vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc thì bị dân bắt đem nộp cho quân Nguyễn, nhà Tây Sơn chấm dứt, lúc đó mới được coi là thống nhất đất nước vì không còn thế lực cát cứ nào khác nữa.
Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, nước Việt Nam lúc này có Chân Lạp và 1 số tiểu quốc ở Hạ Lào làm chư hầu, trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Gia Long tạo nên tiền đề để cho con ông là vua Minh Mạng tạo dựng nên 1 nước Đại Nam (đổi từ tên Việt Nam sang) có diện tích lớn nhất trong lịch sử VN, bao gồm khoảng 2/3 nước Chân Lạp (lúc đó đã bị Đại Nam sáp nhập, đổi thành Trấn Tây thành) và vùng Hạ Lào (xin nhập vào Đại Nam).
Tuy nhiên, đến thời Tự Đức (cháu Minh Mạng) thì thực dân Pháp chiếm Việt Nam, thành lập liên bang Đông Dương, chia lại lãnh thổ 3 nước Cao Miên, Lào, VN theo địa giới cũ. Nước Việt Nam cũng bị chia theo địa giới cũ là Nam Kỳ (nguyên là Thủy Chân lạp), Trung Kỳ (nguyên là đất gốc Đàng Trong và Chiêm Thành, đất cũ của chúa Nguyễn nên cho vua Nguyễn quản lý) và Bắc Kỳ (nguyên là Đàng Ngoài). Đất Bắc Kỳ và Nam Kỳ không phải nguyên gốc của chúa Nguyễn nên Pháp không cho vua Nguyễn quản lý mà thành thuộc địa và nửa thuộc địa của Pháp.