Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Tổng hợp đánh giá ngược về Quang Trung - Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn

Bất kỳ một nhân vật lịch sử hay triều đại nào cũng đều có những đánh giá tốt xấu khác nhau, Đối với Quang Trung Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn do ra đời và phát triển trong một giai đoạn đầy biến động của lịch sử nên có rất nhiều những đánh giá ngược với chính sử ngày nay về Quang Trung và nhà Tây Sơn. Trước khi đánh giá tốt xấu thế nào hãy cùng xem những luận điểm của các bài viết sau đây. Lưu ý rằng những bài viết dưới đây chỉ thực sự dành cho những người am hiểu về lịch sử, các bạn học sinh không nên xem.

Tổng hợp đánh giá ngược về Quang Trung - Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn
Ngụy quân tử ai cũng biết là chỉ những kẻ quân tử giả mạo, bề ngoài ra vẻ rất chính nhân, quân tử, sẵn sàng "đại nghĩa diệt thân" nhưng sự thật bên trong lại thấy lợi quên nghĩa, sẵn sàng làm chuyện đê hèn, ác độc nhất cốt sao có lợi cho bản thân mình. Đây là những kẻ dối trá, quỷ quyệt, khó lường, vì nhìn bề ngoài không phát hiện ra, còn nguy hiểm hơn nhiều kẻ tiểu nhân.

Bản chất này đúng ra khá giống những gì phe Tây Sơn đã làm. Ví dụ:

+ Nói là khởi nghĩa nông dân nhưng giết dân như giết lợn, điển hình thảm sát Cù Lao phố, bảo sao dân cú lên quay ra ủng Nguyễn Ánh.
+ Tại sao Nguyễn Ánh trả thù Tây Sơn ác như thú? Tự hỏi xem Nguyễn Huệ đang yên chơi gia tộc Nguyễn Ánh ra sao khi sắm vai người lật đổ chúa Nguyễn để thắng lợi.
+ “Phò Lê diệt Trịnh” nhưng dân Bắc Hà nhiều người vẫn nghi ngại và cho rằng Huệ là kẻ từ xa đến cướp nước, do đó mà Nguyễn Huệ nằng nặc đòi phải đứng ra tổ chức tang ma cho bố vợ là vua Lê Hiển Tông, thể hiện lòng trung với vua và chứng tỏ mình không phải là quân cướp nước. Thêm một điểm, khi viếng Lê Hiển Tông, Huệ hết sức cung kính, nhìn thấy một viên quan đứng tế có biểu hiện cười đùa, Huệ sai lôi ra chém. Đây thực chất là ném đi một hòn ngói (viên quan) mà thu lại được viên ngọc (lòng thiên hạ) chẳng khác mẹ gì Lưu chiếu  di dân làm bia đỡ đạn ở Trường Bản lại nói yêu dân.
Xem thêm: Từ khởi nghĩa Tây Sơn đến kháng chiến chống Thanh, chống Xiêm | sử Việt.
+ Vụ Nguyễn Hữu Chỉnh bày cho Huệ kế “Phò Lê diệt Trịnh” để Huệ mang quân ra Bắc. Huệ biết người Bắc ghét Chỉnh vì lẽ đó nên đang đêm đột ngột rút quân bí mật từ Thăng Long về Nam, bỏ rơi một mình Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại. Huệ không muốn tự tay giết Chỉnh khi đó vì Chỉnh là người tài, giết Chỉnh sợ sau này nhân tài không dám đến với Huệ nữa và cũng sợ cái tiếng vắt chanh bỏ vỏ. Huệ dùng kế “Tá đao sát nhân”, mượn tay người Bắc giết Chỉnh. Tuy nhiên Chỉnh không phải hạng người ngồi chờ chết, Chỉnh trốn được, dong buồm đuổi theo anh em Tây Sơn và đến Nghệ An thì gặp được và xin Huệ thu nhận lại, Huệ thốt lên rằng “Thằng chết tiệt này khéo tìm đường sống”. Sau Huệ còn sai Chỉnh ở lại giữ đất Nghệ An, phải thấy rằng nếu giữ được Nghệ An thì đất đó sẽ là của Huệ, còn như Chỉnh mà chẳng may chết thì Huệ coi như đã được giải thoát khỏi mối lo Nguyễn Hữu Chỉnh. Đúng là trai cò đánh nhau ngư ông đắc lợi, lưu manh của phường trộm cướp.

Hôm nay ngứa tiết cho thiên hạ vào dòng chém vậy cho các con dời tỉnh ngộ ...