MỘT VÀI PHÂN TÍCH QUÂN SỰ VỀ SỰ KHÁC BIỆT CỦA 2 MỆNH ĐỀ "ĐÁNH CHẮC - TIẾN CHẮC" VÀ "CHẮC THẮNG MỚI ĐÁNH" TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954. Trước khi lên đường ra mặt trận, tại thủ đô kháng chiến Tân Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tới chào Bác Hồ. Khi chia tay, Bác Hồ nhắc Đại tướng:
– Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
Thời gian không lâu sau, tại chiến trường Điện Biên Phủ, khi mà pháo của ta đã kéo hết vào chờ nã đạn thì đại tướng lại thay đổi quyết tâm chiến dịch từ "Đánh nhanh - Thắng nhanh" thành "Đánh chắc - Tiến chắc". Tất nhiên, đó là quyết định táo bạo nhưng đầy trăn trở của ông. Tại thời điểm đó, nó vấp phải không ít sự hoài nghi của chính những tướng lĩnh của ngay cả bên ta. Và thậm chí sau này, khi phân tích về chiến lược này, nhiều người vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn hoài nghi. Nhưng đó lại là một sự hoài nghi mang màu sắc khác. Không phải là câu hỏi tại sao Đại tướng làm thế mà là hoài nghi về việc đó có phải là quyết định của ông hay không? Hay vả chăng đó chỉ là sự sao chép, dập khuôn của ông từ chỉ đạo "chắc thắng mới đánh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ông trước lúc Bộ Tham mưu Chiến dịch lên đường. Bài viết này sẽ mang mục tiêu góp phần làm sáng tỏ điều đó.
1- TRƯỚC HẾT VỀ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ.
Thế nào là "chắc thắng mới đánh"? Tất nhiên, đây là một mệnh đề để chỉ tính điều kiện đồng thời cũng chính là mục đích của hành động. Còn thế nào là "đánh chắc, tiến chắc"? Đó là thủ đoạn, phương cách, yêu cầu cho hành động tiến hành chuẩn bị và thực hành chiến dịch.
Nói một cách dễ hiểu hơn, "chắc thắng mới đánh" hoặc rút gọn lại là "chắc thắng mới đánh" chính là tư tưởng chỉ đạo chiến dịch còn "đánh chắc, tiến chắc" là yêu cầu chiến thuật quân sự cho chiến dịch.
Đơn giản như vậy nhưng rất nhiều người không hiểu hoặc cố tình làm méo mó nó đi về bản chất nội hàm. Tựu trung, chính là để phủ nhận vai trò Tổng chỉ huy và trí tuệ quân sự của Đại tướng.
2- XÉT VỀ GÓC ĐỘ QUÂN SỰ THÌ SAO?
Như đã nói ở trên về tính mục đích của mệnh đề "Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh". Đây là một mệnh đề cực dễ hiểu và cực đơn giản (Simply Clause). Nó chỉ ra tính điều kiện để tiến hành hành động và hoàn toàn không mang tính chỉ đạo người nhận lệnh phải tiến hành như thế nào, tiến hành công phá với quy mô, cấp độ, nhịp điệu, tần suất và tốc độ ra sao. Chỉ với tính điều kiện của mệnh đề, người chỉ huy nhận lệnh chỉ biết điều kiện và mục đích bắt buộc của hành động công phá trận địa, cứ điểm. Và cố nhiên, không còn điều gì khác nữa. Phân tích trên hoàn toàn phù hợp với lời dặn dò của Hồ Chủ tịch với Đại tướng trước lúc lên đường. Đó là:
"Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại". Trao cho chú TOÀN QUYỀN..."
Về mệnh đề "Đánh chắc - Tiến chắc" lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trước hết xin nhắc lại chút ít chiến thuật quân sự của những người đồng chí Cộng sản của chúng ta.
Liên Xô - Họ nổi tiếng với lối tác chiến chiều sâu, nghĩa là huy động binh hoả lực cực lớn tại một điểm sơ hở trọng yếu trên tuyến phòng ngự của địch, thực hành đột phá để phá tung sự phòng ngự tại điểm đó. Nói dễ hiểu hơn là tập trung số lượng, chất lượng, hoả lực, chỉ huy, thông tin, vật chất chiến đấu trong một thời điểm xác định để tại điểm sơ hở trong tuyến phòng ngự ấy bên tiến công hơn hẳn bên phòng ngự cả về thế và lực. Khi đã công phá thành công thì nhanh chóng tiến hành đột kích phát triển chiến đấu, thực hành thọc sâu, chia cắt thế phòng ngự của phía bên kia, nhanh chóng phát triển chiến đấu để tiêu diệt chỉ huy.
Trung Quốc thì khác. Họ nổi tiếng với chiến thuật biển người. Tất nhiên, biển người đòi hỏi quân số đông nhưng không phải là dàn hàng ngang và đồng loạt xông lên hết lớp này đến lớp khác. Ngược lại, nó thể hiện tính "ảo thuật tâm lý" trong tác chiến. 3 tổ 3 người tạo thành đội hình tiểu đội. 3 tiểu đội tạo thành đội hình trung đội. 3 trung đội tạo thành đội hình Đại đội, 3 đại đội tạo thành đội hình của tiểu đoàn. Sự hy sinh 1 người trong tổ, 1 tiểu đội trong trung đội hoặc 1 trung đội trong Đại đội lập tức được khắc phục bằng người khác, tiểu đội khác, trung đội khác "trám" vào chỗ khuyết. Chính vì vậy, nó tạo ra một "ảo tượng" lên phía phòng ngự tưởng rằng trên toàn tuyến, toàn diện đều là hàng hàng, lớp lớp đối phương xung phong tràn ngập. Tất nhiên, cách đánh này cũng đòi hỏi tính điều kiện của nó. Đó là quân số bên tiến công phải cực lớn, không phải là gấp 3 hay gấp 5 nữa mà phải gấp 9, gấp 10 lần. Cùng với đó là sự bao trùm hoả lực lên toàn trận địa, sự xả láng đạn pháo đến mức đối phương không ngóc đầu lên được.
Như vậy, xét cả 2 cách trên, Việt Minh đều hoàn toàn vô phương thực hiện. Đơn giản vì tác chiến cấp tiểu đoàn còn thiếu kinh nghiệm, quân số không đủ tạo áp lực để tạo ra "ảo tượng" rộng khắp trên toàn tuyến, toàn diện, bảo đảm hậu cần còn chậm, hoả lực pháo binh không đủ bao trùm. Với những yếu tố đó, dù là "biển người bóc vỏ toàn tuyến" hay "tác chiến chiều sâu thực hành đột phá" đều là những phương cách bất khả thi.
Và thế là "Đánh chắc - Tiến chắc ra đời"!
Đánh chắc là gì? Là đánh đến đâu sục sạo đến đó, tiêu diệt cho bằng hết, chiếm cho bằng sạch, diệt đến tên địch cuối cùng, nắm hoàn toàn mục tiêu đã chiếm, tuyệt đối không để phản kích và triệt tiêu, ngăn chặn khả năng ứng cứu giải toả.
Tiến chắc là gì? Nghĩa là yếu tố tốc độ nhanh không phải là vấn đề được ưu tiên. Ngược lại, nó mang bản chất là tiến đến đâu, vị trí đứng chân vững đến đó, không để bị đẩy lùi, không để bị giảm tốc độ, không để bị xô ngã.
Khi "Đánh chắc" và "Tiến chắc" kết hợp lại với nhau đồng thời cộng thêm yếu tố trọng tâm, trọng điểm của mũi nhọn công phá thì phía tiến công có ưu thế trong tạo thế, chiếm vị trí có giá trị chiến thuật quan trọng. Và cứ thế "tiến công kết hợp chốt" tạo ra một vòng vây hết sức chậm rãi, từ tốn nhưng ngày càng xiết chặt và tạo áp lực cùng quẫn lên bên phòng ngự.
Nói cách khác, "Đánh chắc - Tiến chắc" chính là cách đánh không lấy tốc độ, không lấy quy mô và tính đồng loạt toàn tuyến làm tính cơ bản mà chính là lấy tính trọng tâm, trọng điểm và chất lượng vững vàng của mỗi bước tiến công làm yếu tố chủ đạo. Nó đã phát huy được ưu thế chiến thuật trong cách đánh của cả Trung Quốc và Liên Xô vào điều kiện cụ thể của Điện Biên Phủ. Khi quân số không cần cực lớn nhưng vẫn gây được "ảo tượng" biển người tại thời điểm quan trọng và tại vị trí phòng ngự cụ thể thì vẫn tạo được ưu thế hơn hẳn. Và khi mà những vị trí phòng ngự quan trọng từ từ mất hết, mất một cách lần lượt theo một cách rất khó chịu mà không thể ứng cứu giải toả, không thể chi viện phản kích thành công, không thể lấy lại, không thể xô ngã thì cái kết cục "tầm ăn hết dâu" là điều không trách khỏi.
Như vậy, có thể thấy, chiến thuật của Tướng Giáp mang màu khác hẳn và là một bước phát triển cao của các loại hình chiến thuật đặc thù vào tình hình cụ thể của Điện Biên Phủ. Đó thực sự là trí tuệ siêu việt, tài năng quân sự phi thường của ông.
Đồng thời qua phân tích trên, có lẽ bạn đọc cũng đã nhận thấy thủ đoạn và sự vô căn cứ, vô cơ sở, phi lý trí và phi ngôn ngữ những người đang cố gò ép sự bất tương đồng về ý nghĩa của 2 mệnh "chắc thắng mới đánh" và "đánh chắc - tiến chắc" lại với nhau chỉ bằng sự tương đồng một cách cơ học 2 từ "chắc" + "đánh". Lấy trích dẫn sự chỉ đạo của Hồ Chủ tịch để biến đó thành tấm bình phong nhằm hạ thấp vai trò và trí tuệ của tướng Giáp thì quả thực là một thủ đoạn LY GIÁN - CÔNG KÍCH - CHIA RẼ - HẠ BỆ cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ. Thế nhưng, sự thật vẫn luôn là sự thật và "Đời đời chân lý vẫn xanh tươi"!
#ST
#theodongsuviet2018
Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954. Trước khi lên đường ra mặt trận, tại thủ đô kháng chiến Tân Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tới chào Bác Hồ. Khi chia tay, Bác Hồ nhắc Đại tướng:
– Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
Thời gian không lâu sau, tại chiến trường Điện Biên Phủ, khi mà pháo của ta đã kéo hết vào chờ nã đạn thì đại tướng lại thay đổi quyết tâm chiến dịch từ "Đánh nhanh - Thắng nhanh" thành "Đánh chắc - Tiến chắc". Tất nhiên, đó là quyết định táo bạo nhưng đầy trăn trở của ông. Tại thời điểm đó, nó vấp phải không ít sự hoài nghi của chính những tướng lĩnh của ngay cả bên ta. Và thậm chí sau này, khi phân tích về chiến lược này, nhiều người vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn hoài nghi. Nhưng đó lại là một sự hoài nghi mang màu sắc khác. Không phải là câu hỏi tại sao Đại tướng làm thế mà là hoài nghi về việc đó có phải là quyết định của ông hay không? Hay vả chăng đó chỉ là sự sao chép, dập khuôn của ông từ chỉ đạo "chắc thắng mới đánh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ông trước lúc Bộ Tham mưu Chiến dịch lên đường. Bài viết này sẽ mang mục tiêu góp phần làm sáng tỏ điều đó.
1- TRƯỚC HẾT VỀ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ.
Thế nào là "chắc thắng mới đánh"? Tất nhiên, đây là một mệnh đề để chỉ tính điều kiện đồng thời cũng chính là mục đích của hành động. Còn thế nào là "đánh chắc, tiến chắc"? Đó là thủ đoạn, phương cách, yêu cầu cho hành động tiến hành chuẩn bị và thực hành chiến dịch.
Nói một cách dễ hiểu hơn, "chắc thắng mới đánh" hoặc rút gọn lại là "chắc thắng mới đánh" chính là tư tưởng chỉ đạo chiến dịch còn "đánh chắc, tiến chắc" là yêu cầu chiến thuật quân sự cho chiến dịch.
Đơn giản như vậy nhưng rất nhiều người không hiểu hoặc cố tình làm méo mó nó đi về bản chất nội hàm. Tựu trung, chính là để phủ nhận vai trò Tổng chỉ huy và trí tuệ quân sự của Đại tướng.
2- XÉT VỀ GÓC ĐỘ QUÂN SỰ THÌ SAO?
Như đã nói ở trên về tính mục đích của mệnh đề "Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh". Đây là một mệnh đề cực dễ hiểu và cực đơn giản (Simply Clause). Nó chỉ ra tính điều kiện để tiến hành hành động và hoàn toàn không mang tính chỉ đạo người nhận lệnh phải tiến hành như thế nào, tiến hành công phá với quy mô, cấp độ, nhịp điệu, tần suất và tốc độ ra sao. Chỉ với tính điều kiện của mệnh đề, người chỉ huy nhận lệnh chỉ biết điều kiện và mục đích bắt buộc của hành động công phá trận địa, cứ điểm. Và cố nhiên, không còn điều gì khác nữa. Phân tích trên hoàn toàn phù hợp với lời dặn dò của Hồ Chủ tịch với Đại tướng trước lúc lên đường. Đó là:
"Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại". Trao cho chú TOÀN QUYỀN..."
Về mệnh đề "Đánh chắc - Tiến chắc" lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Trước hết xin nhắc lại chút ít chiến thuật quân sự của những người đồng chí Cộng sản của chúng ta.
Liên Xô - Họ nổi tiếng với lối tác chiến chiều sâu, nghĩa là huy động binh hoả lực cực lớn tại một điểm sơ hở trọng yếu trên tuyến phòng ngự của địch, thực hành đột phá để phá tung sự phòng ngự tại điểm đó. Nói dễ hiểu hơn là tập trung số lượng, chất lượng, hoả lực, chỉ huy, thông tin, vật chất chiến đấu trong một thời điểm xác định để tại điểm sơ hở trong tuyến phòng ngự ấy bên tiến công hơn hẳn bên phòng ngự cả về thế và lực. Khi đã công phá thành công thì nhanh chóng tiến hành đột kích phát triển chiến đấu, thực hành thọc sâu, chia cắt thế phòng ngự của phía bên kia, nhanh chóng phát triển chiến đấu để tiêu diệt chỉ huy.
Trung Quốc thì khác. Họ nổi tiếng với chiến thuật biển người. Tất nhiên, biển người đòi hỏi quân số đông nhưng không phải là dàn hàng ngang và đồng loạt xông lên hết lớp này đến lớp khác. Ngược lại, nó thể hiện tính "ảo thuật tâm lý" trong tác chiến. 3 tổ 3 người tạo thành đội hình tiểu đội. 3 tiểu đội tạo thành đội hình trung đội. 3 trung đội tạo thành đội hình Đại đội, 3 đại đội tạo thành đội hình của tiểu đoàn. Sự hy sinh 1 người trong tổ, 1 tiểu đội trong trung đội hoặc 1 trung đội trong Đại đội lập tức được khắc phục bằng người khác, tiểu đội khác, trung đội khác "trám" vào chỗ khuyết. Chính vì vậy, nó tạo ra một "ảo tượng" lên phía phòng ngự tưởng rằng trên toàn tuyến, toàn diện đều là hàng hàng, lớp lớp đối phương xung phong tràn ngập. Tất nhiên, cách đánh này cũng đòi hỏi tính điều kiện của nó. Đó là quân số bên tiến công phải cực lớn, không phải là gấp 3 hay gấp 5 nữa mà phải gấp 9, gấp 10 lần. Cùng với đó là sự bao trùm hoả lực lên toàn trận địa, sự xả láng đạn pháo đến mức đối phương không ngóc đầu lên được.
Như vậy, xét cả 2 cách trên, Việt Minh đều hoàn toàn vô phương thực hiện. Đơn giản vì tác chiến cấp tiểu đoàn còn thiếu kinh nghiệm, quân số không đủ tạo áp lực để tạo ra "ảo tượng" rộng khắp trên toàn tuyến, toàn diện, bảo đảm hậu cần còn chậm, hoả lực pháo binh không đủ bao trùm. Với những yếu tố đó, dù là "biển người bóc vỏ toàn tuyến" hay "tác chiến chiều sâu thực hành đột phá" đều là những phương cách bất khả thi.
Và thế là "Đánh chắc - Tiến chắc ra đời"!
Đánh chắc là gì? Là đánh đến đâu sục sạo đến đó, tiêu diệt cho bằng hết, chiếm cho bằng sạch, diệt đến tên địch cuối cùng, nắm hoàn toàn mục tiêu đã chiếm, tuyệt đối không để phản kích và triệt tiêu, ngăn chặn khả năng ứng cứu giải toả.
Tiến chắc là gì? Nghĩa là yếu tố tốc độ nhanh không phải là vấn đề được ưu tiên. Ngược lại, nó mang bản chất là tiến đến đâu, vị trí đứng chân vững đến đó, không để bị đẩy lùi, không để bị giảm tốc độ, không để bị xô ngã.
Khi "Đánh chắc" và "Tiến chắc" kết hợp lại với nhau đồng thời cộng thêm yếu tố trọng tâm, trọng điểm của mũi nhọn công phá thì phía tiến công có ưu thế trong tạo thế, chiếm vị trí có giá trị chiến thuật quan trọng. Và cứ thế "tiến công kết hợp chốt" tạo ra một vòng vây hết sức chậm rãi, từ tốn nhưng ngày càng xiết chặt và tạo áp lực cùng quẫn lên bên phòng ngự.
Nói cách khác, "Đánh chắc - Tiến chắc" chính là cách đánh không lấy tốc độ, không lấy quy mô và tính đồng loạt toàn tuyến làm tính cơ bản mà chính là lấy tính trọng tâm, trọng điểm và chất lượng vững vàng của mỗi bước tiến công làm yếu tố chủ đạo. Nó đã phát huy được ưu thế chiến thuật trong cách đánh của cả Trung Quốc và Liên Xô vào điều kiện cụ thể của Điện Biên Phủ. Khi quân số không cần cực lớn nhưng vẫn gây được "ảo tượng" biển người tại thời điểm quan trọng và tại vị trí phòng ngự cụ thể thì vẫn tạo được ưu thế hơn hẳn. Và khi mà những vị trí phòng ngự quan trọng từ từ mất hết, mất một cách lần lượt theo một cách rất khó chịu mà không thể ứng cứu giải toả, không thể chi viện phản kích thành công, không thể lấy lại, không thể xô ngã thì cái kết cục "tầm ăn hết dâu" là điều không trách khỏi.
Như vậy, có thể thấy, chiến thuật của Tướng Giáp mang màu khác hẳn và là một bước phát triển cao của các loại hình chiến thuật đặc thù vào tình hình cụ thể của Điện Biên Phủ. Đó thực sự là trí tuệ siêu việt, tài năng quân sự phi thường của ông.
Đồng thời qua phân tích trên, có lẽ bạn đọc cũng đã nhận thấy thủ đoạn và sự vô căn cứ, vô cơ sở, phi lý trí và phi ngôn ngữ những người đang cố gò ép sự bất tương đồng về ý nghĩa của 2 mệnh "chắc thắng mới đánh" và "đánh chắc - tiến chắc" lại với nhau chỉ bằng sự tương đồng một cách cơ học 2 từ "chắc" + "đánh". Lấy trích dẫn sự chỉ đạo của Hồ Chủ tịch để biến đó thành tấm bình phong nhằm hạ thấp vai trò và trí tuệ của tướng Giáp thì quả thực là một thủ đoạn LY GIÁN - CÔNG KÍCH - CHIA RẼ - HẠ BỆ cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ. Thế nhưng, sự thật vẫn luôn là sự thật và "Đời đời chân lý vẫn xanh tươi"!
#ST
#theodongsuviet2018