Sau khi đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích, nếu Gia Cát Lượng không để Quan Vũ tha cho Tào Tháo thì cục diện Tam Quốc có phải đã đảo chiều?
Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông được Lưu Bị đích thân "tam cố thảo lư" mời xuất sơn phò tá gây dựng đại nghiệp. Ông thông qua liên minh Tôn Lưu đại thắng Xích Bích mà khẳng định được địa vị của mình. Tiếp sau đó Gia Cát Lượng còn giúp Lưu Bị đoạt được Kinh Châu và Ích Châu, thành lập Thục Quốc.
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá Lưu Thiện, thực hiện tâm nguyện tiến quân Bắc phạt, phục hưng Hán Thất. Ngụy Quốc sau cùng phải nhờ đến sự giúp sức của Tư Mã Ý mới có thể làm chậm bước tiến của Gia Cát Lượng.
Sau nhiều năm đấu trí đấu mưu với Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng vì quá lao tâm vất vả mà lâm bệnh qua đời, để lại lý tưởng phục hưng Hán Thất còn đang dang dở. Vậy nên năm xưa sau khi đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích, nếu Gia Cát Lượng không để Quan Vũ tha cho Tào Tháo thì cục diện Tam Quốc có phải đã đảo chiều?
Trước tiên cần phải xem lại bố cục thiên hạ lúc đó, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận đại chiến Quan Độ, gián tiếp dẫn đến tình cảnh hai con trai của Viên Thiệu vì tranh giành quyền lực mà huynh đệ tương tàn. Tào Tháo tận dùng thời cơ đó mà đánh bại tiếp hai anh em họ Viên chiếm lấy toàn bộ địa bàn Hà Bắc.
Thiên hạ lúc này bị phân chia như sau: Tào Tháo chiếm giữ Trung Nguyên, Dự Châu, Hà Bắc, nắm giữ thiên tử ra lệnh chư hầu; Giang Đông thì do dòng họ Tôn Thị chiếm cứ; Ích Châu thì do cha con Lưu Chương thống trị hơn hai mươi năm, sớm đã hình thành chính quyền riêng; Tây Lương cũng trở thành lãnh thổ của Mã Đằng.
Tào Tháo sau đó lên kế hoạch Nam chinh với mục đích thống nhất thiên hạ, thế nhưng một trận hỏa công Xích Bích đã đốt cháy tham vọng của ông. Đại quân Tào Tháo sau khi bại trận cũng không ngừng bị Gia Cát Lượng cho quân mai phục đột kích, cuối cùng là cố ý sắp đặt Quan Vũ chặn ở Hoa Dung Đạo để tạo điều kiện cho Tào Tháo chạy thoát, vì Khổng Minh cho rằng Tào Tháo không thể chết vào thời điểm này.
Giả sử Tào Tháo tử trận lúc đó thì phương Bắc sẽ rơi vào hoàn cảnh giống hệt với Viên Thiệu, các con của Tào Tháo sẽ đấu đá tranh giành quyền lực với nhau. Trong khi quân Đông Ngô vừa dành chiến thắng Xích Bích, khí thế hùng mạnh, chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội đó để đánh lên phía Bắc chiếm đoạt Trung Nguyên, biến thành một thế lực vô địch.
Hơn nữa, nếu quân Tây Lương của Mã Đằng biết được Tào Tháo đã tử trận ở phương Nam, chắc chắn sẽ dẫn đại quân công chiếm Trường An và Lạc Dương. Quân đoàn Tây Lương có thể sẽ trở thành Đổng Trác thứ hai, nhưng nguy hiểm hơn là họ không hoang dâm vô độ, mà hoạt động có khuôn khổ, có kế hoạch phát triển quân lực lâu dài nhờ hai thành trì lớn chiếm được. Đồng thời khi đó đại quân thiết kỵ của Tây Lương sẽ dễ dàng gây áp lực lên đầu Kinh Châu, có thể tấn công Lưu Bị bất kỳ lúc nào.
Kế hoạch trong "Long Trung đối sách" của Gia Cát Lượng là phải chiếm được Kinh Châu và Ích Châu, nếu Kinh Châu mà bị quân Tây Lương gây áp lực thì kế hoạch đánh chiếm Ích Châu sẽ bị gián đoạn, đây là một viễn cảnh mà Gia Cát Lượng không muốn nhìn thấy.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Gia Cát Lượng bất đắc dĩ phải tha cho Tào Tháo, vì khi Tào Tháo an toàn quay về phương Bắc, thực lực của quân Tây Lương và quân Đông Ngô sẽ không thể bành trướng phát triển. Lưu Bị khi chiếm được Kinh Châu cũng không phải gặp áp lực từ phương Bắc, có thể toàn tâm toàn ý tiếp tục công đánh Ích Châu.
Thực tế sau đó đã chứng minh được tính toán của Gia Cát Lượng là chính xác. Tào Tháo không thể tiếp tục Nam chinh, Đông Ngô và Tây Lương cũng không thể bánh trướng phạm vi thế lực. Đồng thời Lưu bị cũng tận dụng được sự trù phú của Kinh Châu để chiếm lấy được Ích Châu, trở thành bên giành được nhiều lợi ích nhất sau trận chiến Xích Bích.
AD ; MKT VD
Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông được Lưu Bị đích thân "tam cố thảo lư" mời xuất sơn phò tá gây dựng đại nghiệp. Ông thông qua liên minh Tôn Lưu đại thắng Xích Bích mà khẳng định được địa vị của mình. Tiếp sau đó Gia Cát Lượng còn giúp Lưu Bị đoạt được Kinh Châu và Ích Châu, thành lập Thục Quốc.
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng tiếp tục phò tá Lưu Thiện, thực hiện tâm nguyện tiến quân Bắc phạt, phục hưng Hán Thất. Ngụy Quốc sau cùng phải nhờ đến sự giúp sức của Tư Mã Ý mới có thể làm chậm bước tiến của Gia Cát Lượng.
Sau nhiều năm đấu trí đấu mưu với Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng vì quá lao tâm vất vả mà lâm bệnh qua đời, để lại lý tưởng phục hưng Hán Thất còn đang dang dở. Vậy nên năm xưa sau khi đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích, nếu Gia Cát Lượng không để Quan Vũ tha cho Tào Tháo thì cục diện Tam Quốc có phải đã đảo chiều?
Trước tiên cần phải xem lại bố cục thiên hạ lúc đó, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận đại chiến Quan Độ, gián tiếp dẫn đến tình cảnh hai con trai của Viên Thiệu vì tranh giành quyền lực mà huynh đệ tương tàn. Tào Tháo tận dùng thời cơ đó mà đánh bại tiếp hai anh em họ Viên chiếm lấy toàn bộ địa bàn Hà Bắc.
Thiên hạ lúc này bị phân chia như sau: Tào Tháo chiếm giữ Trung Nguyên, Dự Châu, Hà Bắc, nắm giữ thiên tử ra lệnh chư hầu; Giang Đông thì do dòng họ Tôn Thị chiếm cứ; Ích Châu thì do cha con Lưu Chương thống trị hơn hai mươi năm, sớm đã hình thành chính quyền riêng; Tây Lương cũng trở thành lãnh thổ của Mã Đằng.
Tào Tháo sau đó lên kế hoạch Nam chinh với mục đích thống nhất thiên hạ, thế nhưng một trận hỏa công Xích Bích đã đốt cháy tham vọng của ông. Đại quân Tào Tháo sau khi bại trận cũng không ngừng bị Gia Cát Lượng cho quân mai phục đột kích, cuối cùng là cố ý sắp đặt Quan Vũ chặn ở Hoa Dung Đạo để tạo điều kiện cho Tào Tháo chạy thoát, vì Khổng Minh cho rằng Tào Tháo không thể chết vào thời điểm này.
Giả sử Tào Tháo tử trận lúc đó thì phương Bắc sẽ rơi vào hoàn cảnh giống hệt với Viên Thiệu, các con của Tào Tháo sẽ đấu đá tranh giành quyền lực với nhau. Trong khi quân Đông Ngô vừa dành chiến thắng Xích Bích, khí thế hùng mạnh, chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội đó để đánh lên phía Bắc chiếm đoạt Trung Nguyên, biến thành một thế lực vô địch.
Hơn nữa, nếu quân Tây Lương của Mã Đằng biết được Tào Tháo đã tử trận ở phương Nam, chắc chắn sẽ dẫn đại quân công chiếm Trường An và Lạc Dương. Quân đoàn Tây Lương có thể sẽ trở thành Đổng Trác thứ hai, nhưng nguy hiểm hơn là họ không hoang dâm vô độ, mà hoạt động có khuôn khổ, có kế hoạch phát triển quân lực lâu dài nhờ hai thành trì lớn chiếm được. Đồng thời khi đó đại quân thiết kỵ của Tây Lương sẽ dễ dàng gây áp lực lên đầu Kinh Châu, có thể tấn công Lưu Bị bất kỳ lúc nào.
Kế hoạch trong "Long Trung đối sách" của Gia Cát Lượng là phải chiếm được Kinh Châu và Ích Châu, nếu Kinh Châu mà bị quân Tây Lương gây áp lực thì kế hoạch đánh chiếm Ích Châu sẽ bị gián đoạn, đây là một viễn cảnh mà Gia Cát Lượng không muốn nhìn thấy.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Gia Cát Lượng bất đắc dĩ phải tha cho Tào Tháo, vì khi Tào Tháo an toàn quay về phương Bắc, thực lực của quân Tây Lương và quân Đông Ngô sẽ không thể bành trướng phát triển. Lưu Bị khi chiếm được Kinh Châu cũng không phải gặp áp lực từ phương Bắc, có thể toàn tâm toàn ý tiếp tục công đánh Ích Châu.
Thực tế sau đó đã chứng minh được tính toán của Gia Cát Lượng là chính xác. Tào Tháo không thể tiếp tục Nam chinh, Đông Ngô và Tây Lương cũng không thể bánh trướng phạm vi thế lực. Đồng thời Lưu bị cũng tận dụng được sự trù phú của Kinh Châu để chiếm lấy được Ích Châu, trở thành bên giành được nhiều lợi ích nhất sau trận chiến Xích Bích.
AD ; MKT VD