Nhiều người nói Midway là Mỹ ăn may mà thắng nhưng thực tế có phải như thế?
Midway tiếp nhiên liệu cho tàu ngầm hoạt động, đồng thời là nơi dừng chân của tàu HQ, nó không phải chỉ là cái lá chắn cho Hawaii. Với nó thì các tàu ngầm của Mỹ thoải mái di chuyển để săn các tàu hàng Nhật nên vai trò nó là cực kì quan trọng. Chưa kể việc nó là nơi tiếp nhiên liệu để máy bay tầm xa có thể di chuyển từ Mỹ đến các căn cứ ở khu vực Đông Nam Á nữa.
Đầu tiên, tại sao Nhật lại quyết định tấn công và chiếm Midway?
Midway là 1 căn cứ mang giá trị chiến lược, nó tăng tầm hoạt động của HQ Mỹ ở Thái Bình Dương và đóng vai trò làm nơi tiếp nhiên liệu cho máy bay tầm xa để bay qua Thái Bình Dương. Nhưng trên hết, là do Nhật cảm thấy bị đe doạ do cuộc không kích Doolittle, khi mà Mỹ đã tấn công mục tiêu ngay trên chính quốc Nhật khi mà Trân Châu Cảng vừa mới diễn ra không lâu trước đó. Cuộc không kích tuy không gây thiệt hại lớn nhưng là liều thuốc tinh thần của Mỹ, do đích thân tổng thống Roosevelt yêu cầu, và mục tiêu khác của nó là reo rắc sự nghi ngờ vào tầng lớp lãnh đạo của Nhật. Và cả 2 đã thành sự thực, tinh thần Mỹ được củng cố và người Nhật bối rối, nghĩ rằng mình đang có nguy cơ bị thả bom ở ngay chính quốc và khiến Yamamoto càng muốn chiếm Midway hơn.
Thứ 2, HQ Mỹ là người đưa HQ Nhât vào bẫy. Những thông tin liên lạc của HQ Nhật đã bị Mỹ giải mã một phần. Nhưng vị trí của cuôc tấn công lớn tiếp theo, MI thì vẫn chưa bị phá mã. Lúc này, Mỹ đã làm 1 cái bẫy rất đơn giản và hiệu quả, họ bảo Midway gửi 1 tin trên sóng radio mà Nhật có thể bắt, nói rằng căn cứ cần máy lọc nước để thay thế cái bị hỏng, và khi người Mỹ phân tích tin truyền của Nhật là cần chuẩn bị thiết bị lọc nước khi tấn công MI, người Mỹ đã nắm thóp người Nhật. Sau đó, người Nhật dần dần bước chân vào 1 trận đánh mà Mỹ đã biết rõ số lượng, bố trí các nhóm của đối phương và có cách đối phó phù hợp.
Thứ 3, cách tấn công của người Mỹ. Người Mỹ trong trận đánh này đã sử dụng 1 cách đánh phải nói là không khác gì nướng quân và máy bay. Nhưng cách đánh đó hiệu quả và thiệt hại gây ra là vượt trội so với Nhật. Căn cứ Midway gửi đi những đợt tấn công ko có yểm trợ, giữ lại máy bay chiến đấu để bảo vệ khỏi các đợt không kích, giữ cho đường băng và các điểm phòng thủ tương đối an toàn và tiếp tục hoạt động, khiến Nhật phải chuẩn bị đợt thứ 2 nhằm vào Midway. Còn các tàu sân bay của Mỹ thì được ra lệnh cất cánh và lập tức tấn công chứ không phải tổ chức thành các đợt hoàn chỉnh có chiến đấu cơ hộ tống như Nhật. Kết quả là các đợt tấn công của Mỹ đến liên tục, các máy bay A6M Zero tuy vượt trội hơn nhưng không có khả năng phân thân như Naruto để mà cản các đợt tấn công đến từ nhiều hướng khác nhau. Còn các tàu sân bay Nhật thì lại bị máy bay Mỹ bắt gặp khi đang chuẩn bị vũ khí cho đợt tấn công tiếp theo. Các máy bay Zero thì liên tục chống đỡ các đợt tấn công, trong khi Nhật thì phải chọn giữa việc cố gắng đánh phá tiếp Midway, khi mà căn cứ vẫn còn khả năng đe doạ hạm đội lẫn lực lượng đổ hay chuyển hướng sang tàu sân bay trong lúc những đợt tấn công vẫn đang đến.
Chính sự hỗn loạn này là thứ đã giết chết HQ Nhật, chứ không phải sự may mắn. Spruance đã chọn cách tấn công tổn thất nhiều nhất, nhưng cũng là cách có thể gây thiệt hại tối đa lên đối phương. Và trong trận này, Spruance đã cao tay hơn Nagumo.
Và cái cách Spruance tấn công tàu sân bay Nhật cũng góp phần rất quan trọng. Ông không chỉ gửi máy bay liên tục mà không có hỗ trợ - những đợt đầu tiên toàn là máy bay phóng lôi tiếp cận tầm thấp. Không phải Zero không đủ khả năng chặn đánh máy bay Mỹ, mà chính vì máy bay phóng lôi đã kéo hết CAP của Nhật xuống tầm thấp, do đó không kịp phản ứng khi máy bay ném bom tầm cao hơn xuất hiện. Ném bom. Đúng lúc tàu sân bay Nhật đang thay đổi vũ trang máy bay, sàn đáp và khoang chứa đầy xăng dầu và bom đạn.
Phần còn lại là lịch sử.
Midway tiếp nhiên liệu cho tàu ngầm hoạt động, đồng thời là nơi dừng chân của tàu HQ, nó không phải chỉ là cái lá chắn cho Hawaii. Với nó thì các tàu ngầm của Mỹ thoải mái di chuyển để săn các tàu hàng Nhật nên vai trò nó là cực kì quan trọng. Chưa kể việc nó là nơi tiếp nhiên liệu để máy bay tầm xa có thể di chuyển từ Mỹ đến các căn cứ ở khu vực Đông Nam Á nữa.
Hải chiến Midway 1942 - Mỹ ăn may hay cao tay ? |
Midway là 1 căn cứ mang giá trị chiến lược, nó tăng tầm hoạt động của HQ Mỹ ở Thái Bình Dương và đóng vai trò làm nơi tiếp nhiên liệu cho máy bay tầm xa để bay qua Thái Bình Dương. Nhưng trên hết, là do Nhật cảm thấy bị đe doạ do cuộc không kích Doolittle, khi mà Mỹ đã tấn công mục tiêu ngay trên chính quốc Nhật khi mà Trân Châu Cảng vừa mới diễn ra không lâu trước đó. Cuộc không kích tuy không gây thiệt hại lớn nhưng là liều thuốc tinh thần của Mỹ, do đích thân tổng thống Roosevelt yêu cầu, và mục tiêu khác của nó là reo rắc sự nghi ngờ vào tầng lớp lãnh đạo của Nhật. Và cả 2 đã thành sự thực, tinh thần Mỹ được củng cố và người Nhật bối rối, nghĩ rằng mình đang có nguy cơ bị thả bom ở ngay chính quốc và khiến Yamamoto càng muốn chiếm Midway hơn.
Thứ 2, HQ Mỹ là người đưa HQ Nhât vào bẫy. Những thông tin liên lạc của HQ Nhật đã bị Mỹ giải mã một phần. Nhưng vị trí của cuôc tấn công lớn tiếp theo, MI thì vẫn chưa bị phá mã. Lúc này, Mỹ đã làm 1 cái bẫy rất đơn giản và hiệu quả, họ bảo Midway gửi 1 tin trên sóng radio mà Nhật có thể bắt, nói rằng căn cứ cần máy lọc nước để thay thế cái bị hỏng, và khi người Mỹ phân tích tin truyền của Nhật là cần chuẩn bị thiết bị lọc nước khi tấn công MI, người Mỹ đã nắm thóp người Nhật. Sau đó, người Nhật dần dần bước chân vào 1 trận đánh mà Mỹ đã biết rõ số lượng, bố trí các nhóm của đối phương và có cách đối phó phù hợp.
Thứ 3, cách tấn công của người Mỹ. Người Mỹ trong trận đánh này đã sử dụng 1 cách đánh phải nói là không khác gì nướng quân và máy bay. Nhưng cách đánh đó hiệu quả và thiệt hại gây ra là vượt trội so với Nhật. Căn cứ Midway gửi đi những đợt tấn công ko có yểm trợ, giữ lại máy bay chiến đấu để bảo vệ khỏi các đợt không kích, giữ cho đường băng và các điểm phòng thủ tương đối an toàn và tiếp tục hoạt động, khiến Nhật phải chuẩn bị đợt thứ 2 nhằm vào Midway. Còn các tàu sân bay của Mỹ thì được ra lệnh cất cánh và lập tức tấn công chứ không phải tổ chức thành các đợt hoàn chỉnh có chiến đấu cơ hộ tống như Nhật. Kết quả là các đợt tấn công của Mỹ đến liên tục, các máy bay A6M Zero tuy vượt trội hơn nhưng không có khả năng phân thân như Naruto để mà cản các đợt tấn công đến từ nhiều hướng khác nhau. Còn các tàu sân bay Nhật thì lại bị máy bay Mỹ bắt gặp khi đang chuẩn bị vũ khí cho đợt tấn công tiếp theo. Các máy bay Zero thì liên tục chống đỡ các đợt tấn công, trong khi Nhật thì phải chọn giữa việc cố gắng đánh phá tiếp Midway, khi mà căn cứ vẫn còn khả năng đe doạ hạm đội lẫn lực lượng đổ hay chuyển hướng sang tàu sân bay trong lúc những đợt tấn công vẫn đang đến.
Chính sự hỗn loạn này là thứ đã giết chết HQ Nhật, chứ không phải sự may mắn. Spruance đã chọn cách tấn công tổn thất nhiều nhất, nhưng cũng là cách có thể gây thiệt hại tối đa lên đối phương. Và trong trận này, Spruance đã cao tay hơn Nagumo.
Và cái cách Spruance tấn công tàu sân bay Nhật cũng góp phần rất quan trọng. Ông không chỉ gửi máy bay liên tục mà không có hỗ trợ - những đợt đầu tiên toàn là máy bay phóng lôi tiếp cận tầm thấp. Không phải Zero không đủ khả năng chặn đánh máy bay Mỹ, mà chính vì máy bay phóng lôi đã kéo hết CAP của Nhật xuống tầm thấp, do đó không kịp phản ứng khi máy bay ném bom tầm cao hơn xuất hiện. Ném bom. Đúng lúc tàu sân bay Nhật đang thay đổi vũ trang máy bay, sàn đáp và khoang chứa đầy xăng dầu và bom đạn.
Phần còn lại là lịch sử.