Hôm nay ngày 20/02 là ngày thứ 2 của trận đánh nổi tiếng: Iwo Jima năm 1945. Vào lúc này, TQLC Mỹ đã kiểm soát được bãi biển và chuẩn bị đổ tấn công vào điểm cao nhất cũng là "pháo đài trong núi" của Nhật, đỉnh núi cũng là nơi dựng lên lá cờ huyền thoại “Raising the Flag on Iwo Jima”.
---------
-----
Ngày 20 tháng 2 (ngày D+1), lúc 7 giờ 40 phút sáng, các hải pháo Mỹ lại tiến hành bắn phá chuẩn bị cho đợt tấn công. 50 phút sau, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến lên. Một trung đoàn nhận mục tiêu tấn công núi Suribachi còn ba trung đoàn khác nhắm vào mục tiêu là cao nguyên Motoyama. Đến trưa ngày hôm đó, Trung đoàn 28 thuộc Sư đoàn 5 đã tiến sâu thêm được 300 mét còn Sư đoàn 4 đến sân bay số 1, hoàn thành mục tiêu đã định. Quân khuyển cùng thủy quân lục chiến lên bờ đi tìm những nơi quân Nhật còn kháng cự. Giờ đây núi Suribachi đã bị cô lập với phần còn lại của đảo. Tuy nhiên lính Nhật ở đây chiến đấu với tinh thần quyết tử nên cả hai phải giành giật nhau từng mét vuông đất. Để chống lại hệ thống địa đạo của người Nhật, lính Mỹ tập trung sử dụng lựu đạn và súng phun lửa. Một trong những tiến bộ kỹ thuật mới có tính quyết định ở trận đánh này là sự xuất hiện của những chiếc xe tăng hạng trung Sherman M4A3R3 có trang bị súng phun lửa. Loại xe tăng này được đặt biệt danh là "Ronson" hay "Zippo Tank" rất có hiệu quả trong việc tiêu diệt các vị trí đồn trú của quân Nhật và cũng khó bị vô hiệu hóa. Trong ngày này, sư đoàn 4 và 5 chưa tiến lên được 2 km rưỡi vào bên trong hòn đảo trong khi Sư đoàn 5 phải chịu 1.500 thương vong và Sư đoàn 4 khoảng 2.000. Vào ban đêm, các tuần dương hạm và khu trục hạm thả pháo sáng soi rõ trận địa cho lính Mỹ và tiếp tục nã pháo vào nhiều mục tiêu trên đảo.
-----
Đến ngày 21 tháng 2, hải pháo cũng bắt đầu bắn phá vào lúc 7 giờ 40 phút sáng. Suốt ngày hôm đó, nơi thâm nhập sâu nhất của thủy quân lục chiến Mỹ là 1000 mét, nơi kém nhất là 500 mét. Trong đêm của ngày đổ bộ thứ ba này, một thảm họa đã xảy ra đối với hạm đội Mỹ ngoài khơi. Năm máy bay Nhật Bản từ những căn cứ ở quận Chiba gần Tokyo thực hiện một cuộc tấn công Kamikaze vào hạm đội Mỹ mà mục tiêu cụ thể là chiếc hàng không mẫu hạm Saratoga. Ba chiếc đã đâm trúng mục tiêu và nổ tung làm chết 129 người trên tàu.
Kế đó, lúc 19:00, năm máy bay Kamikaze khác lao đến nhưng chỉ có một chiếc vượt qua được lưới lửa phòng không và bỏ ngay trên đường băng của Saratoga một quả bom. Tuy nhiên đến 20 giờ 15 phút, những đám cháy trên tàu đã được khắc phục nhưng sau đó tàu buộc phải rời chiến trường đến Eniwetok rồi cuối cùng là về bờ biển phía Tây nước Mỹ để sửa chữa. Vài phút sau, một chiếc Kamikaze đơn độc vượt qua được lưới lửa phòng không nhờ bay sát mặt nước đã đâm vào hàng không mẫu hạm hộ tống cỡ nhỏ Bismarck Sea. Bốn quả ngư lôi trên tàu nổ tung, tàu chìm sau đó 15 phút. Thủy thủ trên tàu Lawrence Taylor cố gắng cứu được khoảng 120 người trong tổng số 800 thủy thủ đoàn rơi xuống nước. Ngoài ra, cuộc tấn công này còn gây thiệt hại nhẹ cho hàng không mẫu hạm hộ tống USS Lunga Point, một tàu chở quân và một chuyển vận hạm. Sau ngày thứ ba, thương vong của Sư đoàn 4 lên đến 2.517 người và Sư đoàn 5 là 2.057 người. Cũng trong đêm hôm đó, Đài phát thanh Tokyo báo tin Mỹ tấn công Iwo Jima. Turner, tư lệnh lực lượng đổ bộ đã bị đài phát thanh này cảnh cáo:
"Turner, người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn binh sĩ chúng ta, sẽ không bao giờ trở về được. Chúng ta sẽ giết ông ta, tế các vong hồn chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc Đại Nhật Bản."
Ngày 22 tháng 2, ngày thứ tư của cuộc đổ bộ, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 4 đã chịu quá nhiều tổn thất trong việc đánh chiếm cao nguyên Motoyama đã được thay thế bằng Sư đoàn 3. Trong khi đó Sư đoàn 5 vẫn tiếp tục mục tiêu đánh chiếm Suribachi và trong ngày này người Mỹ đã thành công trong việc bao vây chân núi, ngoại trừ khoảng trống rộng gần 400 m trên bờ biển phía tây. Viên đại tá chỉ huy quân trú phòng ở Suribachi đã xin Kuribayashi thực hiện một cuộc tấn công tự sát nhưng bị từ chối tuy nhiên một số người lính vẫn tự ý rời bỏ vị trí để tham gia tấn công. Những cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt ở từng địa đạo. Trong số những lính Nhật tử trận tại Suribachi có trung tá Takeichi Nishi, người đã giành huy chương vàng môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội mùa hè 1932 Los Angeles. Cái chết của ông giống như Kuribayashi sau này, vẫn là một điều bí ẩn. Có nhiều giả thuyết cho rằng ông bị lính Mỹ giết, tự sát hoặc chết trong khi chiến đấu. Sau khi chết, ông được truy phong quân hàm đại tá. Trong khi đó, 150 lính Nhật đã xông ra khỏi quả núi để đến với những đơn vị quân Nhật ở phía Bắc nhưng phần lớn đã bị đốn ngã trên đường bởi thủy quân lục chiến Mỹ. Chỉ có khoảng 25 lính Nhật chạy thoát. Tuy nhiên, khi chạy đến bộ chỉ huy của lực lượng phòng vệ hải quân Nhật, họ đã không được đồng đội mình tại đây chào đón tử tế. Đại úy Samaji Inouye, sĩ quan phụ trách bộ chỉ huy, đã lên án trung úy của họ là phản quốc và rút gươm định chặt đầu ông này nhưng một sĩ quan cấp dưới đã ngăn đại úy Samaji lại.
Ngày 23 tháng 2, Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ đã tiến lên được đỉnh ngọn núi lửa và những cuộc giáp lá cà lẻ tẻ đã diễn ra trong các hang động. Nhiều tốp lính Nhật đã tổ chức tự sát tập thể.
Lúc 10 giờ 15 phút, lá cờ Mỹ đã tung bay trên đỉnh Suribachi, trở thành lá cờ ngoại quốc đầu tiên cắm trên lãnh thổ Nhật Bản.
-----
Lá cờ Mỹ đầu tiên cắm trên đỉnh Suribachi bởi tiểu đoàn 2 trung đoàn 28 vào ngày 23 tháng 2 năm 1945.
Lá cờ thứ hai dài 2,4 m và rộng 1,4 m, lớn hơn nhiều so với lá cờ đang tung bay trên đỉnh núi, được tìm thấy trong một kho chứa vật liệu cũ ở Trân Châu Cảng, sau khi được thu hồi từ một chiếc tàu sắp chìm vào ngày 7 tháng 12 năm 1941.
Khi lá cờ thứ hai vừa được cắm lên thì nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal, người đang săn tin về cuộc đổ bộ cho hãng tin Associated Press, đã chụp được bức ảnh nổi tiếng "Raising the Flag on Iwo Jima". Trong bức ảnh của Rosenthal, có năm thủy quân lục chiến và một quân y hải quân. Ba người trong số đó là Franklin Sousley, Harlon Block và Michael Strank chết trong trận này còn ba người may mắn sống sót là John Bradley, Rene Gagnon và Ira Hayes. Bức ảnh đạt giải Pulitzer về nhiếp ảnh trong cùng năm đó. Nó cũng trở thành biểu tượng cho trận đánh và được sao chép lại rất nhiều. Lá cờ thứ hai này tung bay trong vòng ba tuần lễ trước khi bị gió thổi bay mất. Đến thời điểm này, người Mỹ đã làm chủ được 1/3 phía nam đảo từ đỉnh Suribachi đến sân bay số 1.
-----
Ảnh được sắp xếp theo thứ tự về có chú thích sự kiện trong ngày 20/02.
-----
#SturmtruppenV
Đệ Nhị Thế Chiến - Ngày qua Ngày
***********************************
NGÀY 9/3/1945, trận Iwo Jima bước sang ngày thứ mười tám, một trung đội thuộc sư đoàn 3 TQLC Mỹ đã đến được đầu kia của hòn đảo, trên một mô đá cao bằng phẳng. Một số người lội xuống nước rửa mặt, rửa chân, và múc một bi đông nước biển. Bi đông nước này sau đó đã được gửi đến tướng Erskine với câu: "Để kiểm tra, không phải để tiêu thụ."
NGÀY 16/3/1945, tất cả các hoạt động kháng cự bên phải, hoặc phía đông, sườn của sư đoàn 4 TQLC đã kết thúc.
Tuy nhiên, ở bên trái, các sư đoàn 5 và 3 vẫn còn phải chiến đấu. Ở đây những người lính Nhật còn lại do Đại tá Masuo Ikeda chỉ huy. Họ bị dồn lại trong Hẻm núi Đẫm máu (do sự tàn khốc của cuộc chiến nên khu vực này mang tên "Hẻm núi đẫm máu"), một khu vực rộng khoảng một dặm vuông gồm các khe và hẻm núi. Một trong các hẻm đó, dài khoảng 700 mét và rộng từ 200 đến 300 mét, đã trở thành nơi chứng kiến những giây phút cuối cùng của tướng Kuribayashi.
Ngày hôm sau Hẻm núi Đẫm máu co lại nhỏ hơn trước sau một trận tấn công dữ dội, Trung đoàn Bộ binh 145 nổi tiếng của Nhật Bản đã bị tiêu diệt.
Mối quan tâm của Kuribayashi bây giờ là lá cờ của trung đoàn 145. Trong quân đội Nhật Bản, quân kỳ của một đơn vị là vật thiêng liêng. Nếu nó bị mất, tên của đơn vị sẽ bị ô nhục. Các sĩ quan Nhật Bản rất sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ cho quân kỳ của đơn vị, và được gọi lên để giữ quân kỳ là vinh dự cao nhất đối với một người lính Nhật Bản. Vì vậy, tướng Kuribayashi bảo Đại Tá Ikeda: “Đốt cờ đi. Đừng để nó rơi vào tay kẻ thù. ”Ikeda tuân lệnh, và từ đài chỉ huy của mình, ông báo cáo:“ Ở đây chúng tôi đã đốt cháy hoàn toàn lá cờ vẻ vang của trung đoàn chúng tôi. Vĩnh biệt."
Vài ngày sau, người Mỹ cố thuyết phục Đại Tá Ikeda đầu hàng, họ cam kết “những người đầu hàng sẽ được an toàn, và được đối xử nhân đạo theo các luật lệ về chiến tranh”. Hai lính Nhật được giao nhiệm vụ đem tin nhắn và nhận phản hồi. Một trong 2 người lính đó đã đến hang của Ikeda và nhờ một người bạn đem tin vào, nhưng sau đó, anh ta bỗng sợ hãi, chạy trở lại phòng tuyến TQLC. Không có câu trả lời từ Đại tá Ikeda. Như vậy là sư đoàn 5 sẽ phải thanh toán Hẻm Núi Đẫm Máu.
Đó là công việc nghiệt ngã. Thủy quân lục chiến lần lượt triệt hạ từ vị trí này đến vị trí khác. Cuối cùng họ đến một lô cốt lớn ở góc đông nam của Hẻm Núi Đẫm máu. Đó là vị trí cuối cùng của Nhật Bản đứng trên mặt đất ở Iwo, được cho là nằm phía trên sở chỉ huy của tướng Kuribayashi. Một lần nữa, Thủy quân lục chiến tấn công lô cốt đó bằng đạn pháo và chất nổ. Nhưng lô cốt quá vững chắc và không sụp đổ. Cuối cùng, Thủy quân lục chiến đã bỏ qua lô cốt đó.
NGÀY 16/3/1945, tướng Tadamichi Kuribayashi biết rằng cái kết đã đến. Sáng hôm đó, ông chỉ thị các sĩ quan và binh sĩ di chuyển ra ngoài vào nửa đêm “và tấn công quân địch cho đến cùng. Các anh em đã thề phụng sự Thiên hoàng. Đừng nghĩ gì đến bản thân. Tôi sẽ đi đầu, trước tất cả các anh em”. Ngày hôm đó, Tokyo thông báo phong tướng Kuribayashi lên đại tướng. Đây là phần thưởng cho sự chiến đấu dũng cảm và cũng là dấu hiệu cho thấy Tokyo biết rằng giờ chung cuộc đã điểm. Đêm đó, tướng Kuribayashi gửi Bộ tư lệnh tối cao báo cáo mà họ vẫn sợ lâu nay:
“ Tình hình đang trên bờ vực kết thúc. Vào đêm 17, tôi sẽ dẫn đầu cuộc tiến công cuối cùng…” Trong báo cáo, ông “tạ tội đã không đền đáp được những kỳ vọng của Thiên hoàng và đã để mất hòn đảo chủ chốt này vào tay địch dù đã hy sinh nhiều sĩ quan và binh sĩ”. Kèm theo báo cáo là một bài thơ trong đó có câu “nguyện tái sinh thêm 7 kiếp để cầm súng bảo vệ tổ quốc”.
Đêm đó, nước Nhật đau buồn biết rằng Iwo Jima đã mất.
Nhưng đêm 17/3 không có cuộc tấn công banzai nào. Thay vào đó, tướng Kuribayashi cùng khoảng 400 quân ra khỏi nơi ẩn náu—có thể là từ dưới lô cốt lớn—và chuyển đến một hang động gần mé nước. Rõ ràng là ông tướng muốn kéo thêm một số người Mỹ nữa cùng sang thế giới bên kia.
ĐÊM 21/3/1945, tướng Kuribayashi gửi một tin nhắn cho lực lượng đồn trú tại đảo Chichi Jima kế cận: “Đã 5 hôm chúng tôi không ăn uống gì nhưng tinh thần vẫn cao. Chúng tôi quyết chiến đấu đến cùng”
NGÀY 24/3/1945, một tin nhắn nữa gửi đến Chichi Jima:”Các sĩ quan và binh sĩ ở Chichi Jima—vĩnh biệt.”
Đó là những lời cuối cùng của tướng Kuribayashi, nếu ông còn sống lúc ấy. Không ai biết. Cũng không ai biết ông đã ra đi như thế nào.
NGÀY 25/3/1945, Hẻm núi đẫm máu thu nhỏ lại còn một hình vuông mỗi cạnh 50m. Ngày hôm đó, một toán tuần tiểu của TQLC đi ngang qua, không thấy có gì nguy hiểm. Dường như mọi việc đã xong.
NGÀY 26/3/1945, trong bóng tối của buổi sáng tinh mơ, khoảng 300 bóng đen leo ra khỏi các hang, động, hầm hố trong khu vực Hẻm núi đẫm máu, nhiều người cầm kiếm, trong đó có nhiều sĩ quan. Có lẽ tướng Tadamichi Kuribayashi cũng ở trong số đó. Mục tiêu chính là Bộ chỉ huy Tiêm kích của Không đoàn VII đóng ở phía Tây, gần sân bay số 2.
Ở đây lực lượng tấn công gặp phải lính không quân, là những người không được đào tạo để chiến đấu trên bộ. Họ gào thét, tung lựu đạn, đâm những lính không quân đang ngủ, làm nổ tung mọi thứ bằng chất nổ thu được của Mỹ. Sau đó họ tràn ngập một tiểu đoàn công binh TQLC. Thật hỗn loạn và đẫm máu, cho đến khi trung úy Harry Martin tập hợp các binh sĩ và chặn được đối phương trước một tuyến phòng ngự được lập vội vàng. Martin bị giết. Anh là người cuối cùng được thưởng huân chương Danh dự trong trận Iwo Jima.
Khi trời sáng rõ, có thông báo chính thức rằng Iwo Jima đã bị chiếm hoàn toàn. Người ta đếm được 223 xác lính Nhật trong phạm vi sân bay số 2. Không thấy xác của tướng Tadamichi Kuribayashi. Chưa bao giờ thấy.
Nguồn: The Battle for Iwo Jima, Robert Leckie.
----------------------------------
-Tro tàn ? Tro tàn từ tài liệu bị thiêu hủy ấy ạ ?
-Cứ nghĩ về lúc đó mà tôi không kìm được nước mắt... Đói quá mà lại chẳng có gì để ăn.
-Mọi người ăn tro thật ạ ?
-Thật chứ còn sao nữa... Ngoài cái đấy ra không có gì khác. Chúng tôi nhịn đói, nhịn khát tính đến khi ấy đã hơn 1 tuần, 10-20 ngày rồi.
2. Từng có lần một người lính bên tôi quay lại hang với đồ ăn và sô-cô-la, nói rằng người Mĩ đối xử với anh ấy tốt lắm và khuyên chúng tôi nên rời hang đầu hàng theo; nhưng chúng tôi không thể và cũng không muốn ra. Người lính đó bị bắn từ phía đằng sau vì tội phản quốc nhưng may là vẫn sống và bò ra được kịp vì lúc chúng tôi ra kiểm tra thì không tìm thấy thi thể nào hết.
3. Trong hang của chúng tôi có khoảng 150 người, một nửa bị thương. Họ nằm la liệt trên nền đất rên rỉ, chân tay băng bó, mặt một số người sưng húp lên vì bị bỏng bởi súng phun lửa. Chúng tôi ra lệnh cho những người ấy lập thành các đội 3 người, cấp cho giáo tre, lựu đạn rồi bảo họ tham gia tấn công cảm tử. Thực sự là vô cùng tàn nhẫn, nhưng phải thế thì mới có đủ thức ăn cho những người còn lại.
4. (11h trưa ngày 14 tháng 5 năm 1945, quân Mĩ bơm xăng vào các hang động vẫn còn lính Nhật đang cố thủ để thiêu sống họ)
Một quả lựu đạn hoặc cái gì đó rơi xuống hang, bốc cháy rồi nổ tung. Sau đó, mặt nước dưới chân chúng tôi bắt đầu bốc cháy, trở thành biển lửa. Có rất nhiều người bên trong bị bỏng đến nỗi da họ tróc hết ra và đung đưa trên cơ thể như kiểu rong biển vậy.
Có 5-7 người vẫn còn sống dù da đã bị tróc hết. Họ được ra lệnh tự sát bằng lựu đạn, cứ 2 người 1 quả. Thế nhưng, lựu đạn không phát nổ do bị ẩm nên chúng tôi đành cấp súng cho họ để tự sát. Như thế chết nhanh và đỡ đau hơn.
------------------------------
Nimitz cũng đề nghị là trước khi đánh Okinawa, cần phải chiếm Iwo Jima, một hòn đảo nhỏ khoảng 1050km về phía đông của Okinawa.
Rõ ràng là Okinawa có tầm quan trọng đáng kể, nhưng Iwo Jima thì không. Iwo Jima quá nhỏ, không có chỗ neo đậu tàu bè, và cách xa Kyushu thêm vài trăm dặm nữa. Do đó, Đô đốc Ernest King, phụ trách hành quân của hải quân Mỹ, đã bác bỏ cuộc hành quân chiếm Iwo Jima, ông cho đó là một sự lãng phí nguồn lực.
Nhưng Forrest Sherman, tham mưu trưởng của Nimitz, đã trả lời rằng Không quân Lục quân Hoa Kỳ muốn có một căn cứ ở đó. Từ đó, các máy bay P-51 có thể hộ tống các máy bay ném bom B-29 bay từ Quần đảo Mariana đến chính quốc Nhật Bản. Đô đốc Raymond Spruance cũng đồng ý như thế. Vì vậy, Đô đóc King đã nhượng bộ và kế hoạch đổ bộ Iwo Jima đã được triển khai.
Bốn tháng rưỡi sau, ba sư đoàn Thủy quân lục chiến, khoảng 82.000 người, đã xung phong lên đảo. Trận đánh Iwo Jima - dự kiến sẽ chỉ kéo dài một vài ngày – đã kéo dài ba mươi sáu ngày và khiến 6.821 người Mỹ thiệt mạng và 19.217 người bị thương. Cứ ba lính thủy đánh bộ bị giết trong toàn bộ Chiến tranh Thái Bình Dương thì có một người mất mạng ở Iwo Jima.
Các nhà lập kế hoạch của Mỹ đưa ra năm lý do để chiếm Iwo Jima:
1. Cung cấp căn cứ cho máy bay chiến đấu hộ tống máy bay ném bom B-29;
2. Vô hiệu hóa trạm radar của Nhật Bản trên đảo;
3. cung cấp các căn cứ phòng không để bảo vệ quần đảo Mariana;
4. cung cấp căn cứ để các máy bay ném bom B-24 có thể ném bom Nhật Bản; và
5. để sẵn sàng cho một trận quyết chiến trên biển với Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Tuy nhiên, không có lý do nào trong năm lý do này tỏ ra hợp lý. Ngay cả khi trận Iwo Jima đang diễn ra, Bộ tư lệnh lực lượng máy bay ném bom XXI ở Marianas đã chuyển từ ném bom chính xác vào ban ngày sang tấn công gây cháy vào ban đêm, khiến cho máy bay hộ tống phần lớn là không cần thiết. Trạm radar của Nhật Bản trên đảo bị vô hiệu hóa, nhưng các trạm vô tuyến cảnh báo sớm của Nhật Bản trên các đảo khác - bao gồm cả đảo Rota trong chính quần đảo Mariana - tiếp tục hoạt động cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Lực lượng không quân tả tơi của Nhật Bản quá nhỏ không thể thực hiện các cuộc tấn công đáng kể vào Mariana và không có cuộc không kích nào do máy bay ném bom B-24 thực hiện từ Iwo Jima. Cuộc đổ bộ Iwo Jima cũng không kết thúc được một trận giao tranh nào trên biển, vì hải quân Nhật Bản đã bị hủy diệt trong Trận chiến vịnh Leyte, bốn tháng trước trận Iwo Jima.
Nhưng mức thương vong khủng khiếp quá, nên phải tìm một cách để biện minh chứ! Thế nên sau khi chiếm Iwo Jima, một lập luận mới cho cuộc đổ bộ đã xuất hiện. Theo lập luận, các sân bay trên đảo rất quan trọng đối với chiến dịch ném bom chiến lược xuống lãnh thổ Nhật Bản. Vào cuối cuộc chiến, 2.251 chiếc B-29 đã đáp xuống Iwo Jima. Vì mỗi máy bay ném bom có một phi hành đoàn gồm mười một người, việc sở hữu Iwo Jima đã cứu sống gần hai mươi lăm ngàn người, hơn ba lần số lính thủy đánh bộ bị giết khi chiếm đảo !. Theo số học nghiệt ngã của chiến tranh, Chiến dịch Iwo Jima có vẻ đáng giá.
Nhiều thế hệ các nhà sử học đã chấp nhận lời giải thích này. Nhưng như đại úy TQLC Robert S. Burrell lập luận một cách thuyết phục trong quyển “Những bóng ma Iwo Jima” (The Ghosts of Iwo Jima), sự biện minh này không thể đứng vững trước thực tế.
Con số 2.251 đã đạt được bằng cách tính mỗi lần B-29 hạ cánh xuống Iwo Jima là hạ cánh khẩn cấp, bất chấp thực tế là gần hai nghìn cuộc hạ cánh được thực hiện trong các tháng 5, 6 và 7/1945, hơn 80 % là để tiếp nhiên liệu thường xuyên. Hàng trăm cuộc hạ cánh được thực hiện, đơn giản là cho mục đích đào tạo, trong khi phần lớn còn lại là để bảo dưỡng động cơ, không đáng kể. Tháng có số lần hạ cánh lớn nhất, tháng 6, trong số hơn tám trăm chiếc B-29 hạ cánh trên đảo, không có chiếc nào đã bị hỏng trong chiến đấu.
Burrell cũng lưu ý: lập luận “hạ cánh khẩn cấp” giả định rằng mọi thành viên phi hành đoàn nếu không hạ cánh xuống đảo Iwo Jima sẽ chết trong vùng nước băng giá ở Bắc Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các số liệu cứu hộ trên biển thực tế chỉ ra rằng 50% những thành viên phi hành đoàn bị rơi xuống biển đã sống sót sau trải nghiệm này.
Hơn nữa, theo các báo cáo tổn thất chính thức, chỉ có 2.148 người thuộc các phi hành đoàn B-29 thiệt mạng trong chiến đấu, bao gồm cả những người đóng quân ở Ấn Độ và Trung Quốc cũng như quần đảo Mariana.
Lý thuyết “hạ cánh khẩn cấp”, theo ghi chú của Burr Burrell, nhận định rằng có thêm 24.761 người chỉ riêng của căn cứ quần đảo Mariana sẽ chết nếu không sử dụng Iwo Jima. Nói cách khác, lý thuyết cho rằng hơn mười lần số người thực sự bị mất trong chiến đấu đã được cứu chỉ bằng cách đưa ra một bãi đáp thay thế giữa quần đảo Mariana và Tokyo.
Vậy thì, điều gì sẽ xảy ra, nếu Nimitz chú ý đến lời khuyên của King và bỏ qua Iwo Jima? Trước đó Mỹ đã bỏ qua các pháo đài của Nhật Bản tại Rabaul và Truk, vô hiệu hóa hoàn toàn từng pháo đài bằng các cuộc không kích và phong tỏa hải quân. Điều đó cũng có thể được thực hiện với Iwo Jima.
Nếu Iwo Jima bị bỏ qua, Chiến tranh Thái Bình Dương sẽ kết thúc cùng một lúc và theo cách tương tự như nó đã diễn ra.
Thật vậy, album ảnh của Mỹ sẽ có phần nghèo đi, vì sẽ không có bức ảnh nổi tiếng của Joe Rosenthal ghi lại cảnh dựng cờ ấn tượng trên núi Suribachi. Nhưng thực chất hơn, ba sư đoàn TQLC được sử dụng để đánh chiếm Iwo Jima sẽ có sẵn để hỗ trợ cuộc đổ bộ Okinawa (ban đầu, họ được giao nhiệm vụ đó nhưng vì thiệt hại quá nặng ở Iwo Jima nên họ không tham gia được).
Hơn nữa, nếu không có trận Iwo Jima thì các chiến thuật phòng thủ được sử dụng thành công tại đó sẽ không có sẵn như là một hình mẫu để Trung tướng Mitsuru Ushijima mô phỏng lại và làm cho Mỹ khó khăn hơn trong trận Okinawa.
Trận chiến Iwo Jima, mặc dù là một điểm sáng ghi nhận sự dũng cảm của Mỹ, nhưng lại là một điểm tối cho chiến lược của Mỹ.
Tóm lược từ: What if: the Marines Had Bypassed Iwo Jima?
by Mark Grimsley
---------
Trận đánh tại núi SURIBACHI - Iwo Jima.
Núi Suribachi đã được quân Nhật xây dựng thành một hệ thống địa đạo vô cùng phức tạp gồm bảy tầng, gia cố bằng những tường năng xây bằng bê-tông rồi được trát vữa mặt ngoài, thêm hệ thống thoát nước thải và đường ống dẫn không khí, điện, nước và hơi nước. Có 1.300 lính bộ binh và 640 lính hải quân bố trí khắp các địa đạo và gian phòng. Dọc theo chân núi là những bunker và giao thông hào cho bộ binh Nhật. Các lỗ châu mai được đặt theo nhiều hướng sao cho lính Nhật có thể quan sát lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau bằng hỏa lực súng máy.-----
Ngày 20 tháng 2 (ngày D+1), lúc 7 giờ 40 phút sáng, các hải pháo Mỹ lại tiến hành bắn phá chuẩn bị cho đợt tấn công. 50 phút sau, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến lên. Một trung đoàn nhận mục tiêu tấn công núi Suribachi còn ba trung đoàn khác nhắm vào mục tiêu là cao nguyên Motoyama. Đến trưa ngày hôm đó, Trung đoàn 28 thuộc Sư đoàn 5 đã tiến sâu thêm được 300 mét còn Sư đoàn 4 đến sân bay số 1, hoàn thành mục tiêu đã định. Quân khuyển cùng thủy quân lục chiến lên bờ đi tìm những nơi quân Nhật còn kháng cự. Giờ đây núi Suribachi đã bị cô lập với phần còn lại của đảo. Tuy nhiên lính Nhật ở đây chiến đấu với tinh thần quyết tử nên cả hai phải giành giật nhau từng mét vuông đất. Để chống lại hệ thống địa đạo của người Nhật, lính Mỹ tập trung sử dụng lựu đạn và súng phun lửa. Một trong những tiến bộ kỹ thuật mới có tính quyết định ở trận đánh này là sự xuất hiện của những chiếc xe tăng hạng trung Sherman M4A3R3 có trang bị súng phun lửa. Loại xe tăng này được đặt biệt danh là "Ronson" hay "Zippo Tank" rất có hiệu quả trong việc tiêu diệt các vị trí đồn trú của quân Nhật và cũng khó bị vô hiệu hóa. Trong ngày này, sư đoàn 4 và 5 chưa tiến lên được 2 km rưỡi vào bên trong hòn đảo trong khi Sư đoàn 5 phải chịu 1.500 thương vong và Sư đoàn 4 khoảng 2.000. Vào ban đêm, các tuần dương hạm và khu trục hạm thả pháo sáng soi rõ trận địa cho lính Mỹ và tiếp tục nã pháo vào nhiều mục tiêu trên đảo.
-----
Đến ngày 21 tháng 2, hải pháo cũng bắt đầu bắn phá vào lúc 7 giờ 40 phút sáng. Suốt ngày hôm đó, nơi thâm nhập sâu nhất của thủy quân lục chiến Mỹ là 1000 mét, nơi kém nhất là 500 mét. Trong đêm của ngày đổ bộ thứ ba này, một thảm họa đã xảy ra đối với hạm đội Mỹ ngoài khơi. Năm máy bay Nhật Bản từ những căn cứ ở quận Chiba gần Tokyo thực hiện một cuộc tấn công Kamikaze vào hạm đội Mỹ mà mục tiêu cụ thể là chiếc hàng không mẫu hạm Saratoga. Ba chiếc đã đâm trúng mục tiêu và nổ tung làm chết 129 người trên tàu.
Kế đó, lúc 19:00, năm máy bay Kamikaze khác lao đến nhưng chỉ có một chiếc vượt qua được lưới lửa phòng không và bỏ ngay trên đường băng của Saratoga một quả bom. Tuy nhiên đến 20 giờ 15 phút, những đám cháy trên tàu đã được khắc phục nhưng sau đó tàu buộc phải rời chiến trường đến Eniwetok rồi cuối cùng là về bờ biển phía Tây nước Mỹ để sửa chữa. Vài phút sau, một chiếc Kamikaze đơn độc vượt qua được lưới lửa phòng không nhờ bay sát mặt nước đã đâm vào hàng không mẫu hạm hộ tống cỡ nhỏ Bismarck Sea. Bốn quả ngư lôi trên tàu nổ tung, tàu chìm sau đó 15 phút. Thủy thủ trên tàu Lawrence Taylor cố gắng cứu được khoảng 120 người trong tổng số 800 thủy thủ đoàn rơi xuống nước. Ngoài ra, cuộc tấn công này còn gây thiệt hại nhẹ cho hàng không mẫu hạm hộ tống USS Lunga Point, một tàu chở quân và một chuyển vận hạm. Sau ngày thứ ba, thương vong của Sư đoàn 4 lên đến 2.517 người và Sư đoàn 5 là 2.057 người. Cũng trong đêm hôm đó, Đài phát thanh Tokyo báo tin Mỹ tấn công Iwo Jima. Turner, tư lệnh lực lượng đổ bộ đã bị đài phát thanh này cảnh cáo:
"Turner, người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn binh sĩ chúng ta, sẽ không bao giờ trở về được. Chúng ta sẽ giết ông ta, tế các vong hồn chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc Đại Nhật Bản."
Ngày 22 tháng 2, ngày thứ tư của cuộc đổ bộ, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 4 đã chịu quá nhiều tổn thất trong việc đánh chiếm cao nguyên Motoyama đã được thay thế bằng Sư đoàn 3. Trong khi đó Sư đoàn 5 vẫn tiếp tục mục tiêu đánh chiếm Suribachi và trong ngày này người Mỹ đã thành công trong việc bao vây chân núi, ngoại trừ khoảng trống rộng gần 400 m trên bờ biển phía tây. Viên đại tá chỉ huy quân trú phòng ở Suribachi đã xin Kuribayashi thực hiện một cuộc tấn công tự sát nhưng bị từ chối tuy nhiên một số người lính vẫn tự ý rời bỏ vị trí để tham gia tấn công. Những cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt ở từng địa đạo. Trong số những lính Nhật tử trận tại Suribachi có trung tá Takeichi Nishi, người đã giành huy chương vàng môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội mùa hè 1932 Los Angeles. Cái chết của ông giống như Kuribayashi sau này, vẫn là một điều bí ẩn. Có nhiều giả thuyết cho rằng ông bị lính Mỹ giết, tự sát hoặc chết trong khi chiến đấu. Sau khi chết, ông được truy phong quân hàm đại tá. Trong khi đó, 150 lính Nhật đã xông ra khỏi quả núi để đến với những đơn vị quân Nhật ở phía Bắc nhưng phần lớn đã bị đốn ngã trên đường bởi thủy quân lục chiến Mỹ. Chỉ có khoảng 25 lính Nhật chạy thoát. Tuy nhiên, khi chạy đến bộ chỉ huy của lực lượng phòng vệ hải quân Nhật, họ đã không được đồng đội mình tại đây chào đón tử tế. Đại úy Samaji Inouye, sĩ quan phụ trách bộ chỉ huy, đã lên án trung úy của họ là phản quốc và rút gươm định chặt đầu ông này nhưng một sĩ quan cấp dưới đã ngăn đại úy Samaji lại.
Ngày 23 tháng 2, Sư đoàn 5 thủy quân lục chiến Mỹ đã tiến lên được đỉnh ngọn núi lửa và những cuộc giáp lá cà lẻ tẻ đã diễn ra trong các hang động. Nhiều tốp lính Nhật đã tổ chức tự sát tập thể.
Lúc 10 giờ 15 phút, lá cờ Mỹ đã tung bay trên đỉnh Suribachi, trở thành lá cờ ngoại quốc đầu tiên cắm trên lãnh thổ Nhật Bản.
-----
Lá cờ Mỹ đầu tiên cắm trên đỉnh Suribachi bởi tiểu đoàn 2 trung đoàn 28 vào ngày 23 tháng 2 năm 1945.
Câu chuyện về 2 lá cờ trên đảo IWO JIMA
Ảnh ngọn cờ thứ nhất này đã được chụp bởi Louis R. Lowery, trung sĩ nhất thủy quân lục chiến, làm nhiệm vụ phóng viên nhiếp ảnh cho tạp chí Leatherneck Magazine của thủy quân lục chiến Mỹ. Khi lá cờ được cắm cũng là lúc bộ trưởng hải quân Mỹ James Forrestal vừa đổ bộ lên bờ tại chân núi Suribachi. Forrestal đưa ra nhận xét với tướng Holland Smith: "Việc giương ngọn cờ trên Suribachi có ý nghĩa đặc biệt với binh chủng thủy quân lục chiến trong năm trăm năm sắp tới" đồng thời ông muốn lá cờ này làm vật kỷ niệm. Nhưng đại tá Chandler Johnson, người đã trao lá cờ cho đơn vị cắm cờ, cá nhân ông tin rằng lá cờ này thuộc về Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 28 dưới quyền ông nên ông đã cử trung sĩ Mike Strank lấy một lá cờ lớn hơn thay thế lá cờ cũ.Lá cờ thứ hai dài 2,4 m và rộng 1,4 m, lớn hơn nhiều so với lá cờ đang tung bay trên đỉnh núi, được tìm thấy trong một kho chứa vật liệu cũ ở Trân Châu Cảng, sau khi được thu hồi từ một chiếc tàu sắp chìm vào ngày 7 tháng 12 năm 1941.
Khi lá cờ thứ hai vừa được cắm lên thì nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal, người đang săn tin về cuộc đổ bộ cho hãng tin Associated Press, đã chụp được bức ảnh nổi tiếng "Raising the Flag on Iwo Jima". Trong bức ảnh của Rosenthal, có năm thủy quân lục chiến và một quân y hải quân. Ba người trong số đó là Franklin Sousley, Harlon Block và Michael Strank chết trong trận này còn ba người may mắn sống sót là John Bradley, Rene Gagnon và Ira Hayes. Bức ảnh đạt giải Pulitzer về nhiếp ảnh trong cùng năm đó. Nó cũng trở thành biểu tượng cho trận đánh và được sao chép lại rất nhiều. Lá cờ thứ hai này tung bay trong vòng ba tuần lễ trước khi bị gió thổi bay mất. Đến thời điểm này, người Mỹ đã làm chủ được 1/3 phía nam đảo từ đỉnh Suribachi đến sân bay số 1.
-----
Ảnh được sắp xếp theo thứ tự về có chú thích sự kiện trong ngày 20/02.
-----
#SturmtruppenV
Đệ Nhị Thế Chiến - Ngày qua Ngày
***********************************
TƯỚNG KURIBAYASHI VÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Ở IWO JIMA
Trận Iwo Jima kéo dài 36 ngày. Mặc dù trong 17 ngày đầu, quân Mỹ đã chiếm được hầu hết các vị trí chiến lược trên đảo nhưng từ đó trở đi, quân Nhật, thoắt ẩn thoắt hiện như ma trơi, vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu cho đến ngày 26/3/1945. Họ thực hiện lời dặn của tướng Tadamichi Kuribayashi: duy trì sự tồn tại của mình để giết càng nhiều địch càng tốt. Riêng về cái chết của tướng Kuribayashi, mỗi người đoán một cách: ông chết bằng nghi thức seppuku? bằng khẩu súng Browning mang bên người? hay chết trong cuộc xung phong lần cuối? Không có gì chắc chắn cả, ngoại trừ một điều là cũng như hàng vạn người lính khác, thân xác ông vẫn còn nằm lại Iwo Jima.NGÀY 9/3/1945, trận Iwo Jima bước sang ngày thứ mười tám, một trung đội thuộc sư đoàn 3 TQLC Mỹ đã đến được đầu kia của hòn đảo, trên một mô đá cao bằng phẳng. Một số người lội xuống nước rửa mặt, rửa chân, và múc một bi đông nước biển. Bi đông nước này sau đó đã được gửi đến tướng Erskine với câu: "Để kiểm tra, không phải để tiêu thụ."
Như vậy những gì còn lại của các lực lượng Nhật trên đảo đã bị cắt làm hai, và sẽ dần dần bị tiêu diệt.
Trong báo cáo đêm đó, Tướng Tadamichi Kuribayashi lần đầu tiên gợi ý với Tokyo về sự thất bại:
“Tất cả các đơn vị sống sót đã phải chịu tổn thất nặng nề, …Tôi rất xin lỗi vì đã để cho kẻ thù chiếm một phần lãnh thổ Nhật Bản, nhưng tôi cảm thấy vui khi giáng cho địch những đòn nặng”.
Vị tướng và các quân nhân dưới quyền đã thực sự làm được điều đó. Mặc dù chỉ còn lại khoảng 1.500 người, quân Nhật vẫn chiến đấu ngoan cường. Ở bên phải, nơi Sư Đoàn 4 của Tướng Cates đang chiến đấu, có rất nhiều túi đề kháng vẫn đang cầm cự. Tại đây, Tướng Cates cố gắng gửi cho Thiếu Tướng Sadusi Senda, chỉ huy của Lữ Đoàn 2 Nhật Bản một thông điệp để kêu gọi ông đầu hàng. Không biết liệu tướng Senda có nhận được thông điệp này hay không. Thi thể của ông cũng không bao giờ được tìm thấy.
NGÀY 13/3/1945, một đội tuần tra TQLC suýt tí nữa đã bắt được Tướng Kuribayashi trong một hang động. Những lính Mỹ chăm chú quan sát hang động nhưng người lính cần vụ của vị tướng nhanh chóng thổi tắt ngọn nến và trùm một cái chăn lên người ông, tim anh đập như trống làng. Một số Thủy quân lục chiến mạo hiểm đi vào bên trong. Họ dừng lại, nhìn xung quanh, rồi rời đi — lúc đó người lính hầu cận mới thở phào.
NGÀY 16/3/1945, tất cả các hoạt động kháng cự bên phải, hoặc phía đông, sườn của sư đoàn 4 TQLC đã kết thúc.
Tuy nhiên, ở bên trái, các sư đoàn 5 và 3 vẫn còn phải chiến đấu. Ở đây những người lính Nhật còn lại do Đại tá Masuo Ikeda chỉ huy. Họ bị dồn lại trong Hẻm núi Đẫm máu (do sự tàn khốc của cuộc chiến nên khu vực này mang tên "Hẻm núi đẫm máu"), một khu vực rộng khoảng một dặm vuông gồm các khe và hẻm núi. Một trong các hẻm đó, dài khoảng 700 mét và rộng từ 200 đến 300 mét, đã trở thành nơi chứng kiến những giây phút cuối cùng của tướng Kuribayashi.
Ngày hôm sau Hẻm núi Đẫm máu co lại nhỏ hơn trước sau một trận tấn công dữ dội, Trung đoàn Bộ binh 145 nổi tiếng của Nhật Bản đã bị tiêu diệt.
Mối quan tâm của Kuribayashi bây giờ là lá cờ của trung đoàn 145. Trong quân đội Nhật Bản, quân kỳ của một đơn vị là vật thiêng liêng. Nếu nó bị mất, tên của đơn vị sẽ bị ô nhục. Các sĩ quan Nhật Bản rất sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ cho quân kỳ của đơn vị, và được gọi lên để giữ quân kỳ là vinh dự cao nhất đối với một người lính Nhật Bản. Vì vậy, tướng Kuribayashi bảo Đại Tá Ikeda: “Đốt cờ đi. Đừng để nó rơi vào tay kẻ thù. ”Ikeda tuân lệnh, và từ đài chỉ huy của mình, ông báo cáo:“ Ở đây chúng tôi đã đốt cháy hoàn toàn lá cờ vẻ vang của trung đoàn chúng tôi. Vĩnh biệt."
Vài ngày sau, người Mỹ cố thuyết phục Đại Tá Ikeda đầu hàng, họ cam kết “những người đầu hàng sẽ được an toàn, và được đối xử nhân đạo theo các luật lệ về chiến tranh”. Hai lính Nhật được giao nhiệm vụ đem tin nhắn và nhận phản hồi. Một trong 2 người lính đó đã đến hang của Ikeda và nhờ một người bạn đem tin vào, nhưng sau đó, anh ta bỗng sợ hãi, chạy trở lại phòng tuyến TQLC. Không có câu trả lời từ Đại tá Ikeda. Như vậy là sư đoàn 5 sẽ phải thanh toán Hẻm Núi Đẫm Máu.
Đó là công việc nghiệt ngã. Thủy quân lục chiến lần lượt triệt hạ từ vị trí này đến vị trí khác. Cuối cùng họ đến một lô cốt lớn ở góc đông nam của Hẻm Núi Đẫm máu. Đó là vị trí cuối cùng của Nhật Bản đứng trên mặt đất ở Iwo, được cho là nằm phía trên sở chỉ huy của tướng Kuribayashi. Một lần nữa, Thủy quân lục chiến tấn công lô cốt đó bằng đạn pháo và chất nổ. Nhưng lô cốt quá vững chắc và không sụp đổ. Cuối cùng, Thủy quân lục chiến đã bỏ qua lô cốt đó.
NGÀY 16/3/1945, tướng Tadamichi Kuribayashi biết rằng cái kết đã đến. Sáng hôm đó, ông chỉ thị các sĩ quan và binh sĩ di chuyển ra ngoài vào nửa đêm “và tấn công quân địch cho đến cùng. Các anh em đã thề phụng sự Thiên hoàng. Đừng nghĩ gì đến bản thân. Tôi sẽ đi đầu, trước tất cả các anh em”. Ngày hôm đó, Tokyo thông báo phong tướng Kuribayashi lên đại tướng. Đây là phần thưởng cho sự chiến đấu dũng cảm và cũng là dấu hiệu cho thấy Tokyo biết rằng giờ chung cuộc đã điểm. Đêm đó, tướng Kuribayashi gửi Bộ tư lệnh tối cao báo cáo mà họ vẫn sợ lâu nay:
“ Tình hình đang trên bờ vực kết thúc. Vào đêm 17, tôi sẽ dẫn đầu cuộc tiến công cuối cùng…” Trong báo cáo, ông “tạ tội đã không đền đáp được những kỳ vọng của Thiên hoàng và đã để mất hòn đảo chủ chốt này vào tay địch dù đã hy sinh nhiều sĩ quan và binh sĩ”. Kèm theo báo cáo là một bài thơ trong đó có câu “nguyện tái sinh thêm 7 kiếp để cầm súng bảo vệ tổ quốc”.
Đêm đó, nước Nhật đau buồn biết rằng Iwo Jima đã mất.
Nhưng đêm 17/3 không có cuộc tấn công banzai nào. Thay vào đó, tướng Kuribayashi cùng khoảng 400 quân ra khỏi nơi ẩn náu—có thể là từ dưới lô cốt lớn—và chuyển đến một hang động gần mé nước. Rõ ràng là ông tướng muốn kéo thêm một số người Mỹ nữa cùng sang thế giới bên kia.
ĐÊM 21/3/1945, tướng Kuribayashi gửi một tin nhắn cho lực lượng đồn trú tại đảo Chichi Jima kế cận: “Đã 5 hôm chúng tôi không ăn uống gì nhưng tinh thần vẫn cao. Chúng tôi quyết chiến đấu đến cùng”
NGÀY 24/3/1945, một tin nhắn nữa gửi đến Chichi Jima:”Các sĩ quan và binh sĩ ở Chichi Jima—vĩnh biệt.”
Đó là những lời cuối cùng của tướng Kuribayashi, nếu ông còn sống lúc ấy. Không ai biết. Cũng không ai biết ông đã ra đi như thế nào.
NGÀY 25/3/1945, Hẻm núi đẫm máu thu nhỏ lại còn một hình vuông mỗi cạnh 50m. Ngày hôm đó, một toán tuần tiểu của TQLC đi ngang qua, không thấy có gì nguy hiểm. Dường như mọi việc đã xong.
NGÀY 26/3/1945, trong bóng tối của buổi sáng tinh mơ, khoảng 300 bóng đen leo ra khỏi các hang, động, hầm hố trong khu vực Hẻm núi đẫm máu, nhiều người cầm kiếm, trong đó có nhiều sĩ quan. Có lẽ tướng Tadamichi Kuribayashi cũng ở trong số đó. Mục tiêu chính là Bộ chỉ huy Tiêm kích của Không đoàn VII đóng ở phía Tây, gần sân bay số 2.
Ở đây lực lượng tấn công gặp phải lính không quân, là những người không được đào tạo để chiến đấu trên bộ. Họ gào thét, tung lựu đạn, đâm những lính không quân đang ngủ, làm nổ tung mọi thứ bằng chất nổ thu được của Mỹ. Sau đó họ tràn ngập một tiểu đoàn công binh TQLC. Thật hỗn loạn và đẫm máu, cho đến khi trung úy Harry Martin tập hợp các binh sĩ và chặn được đối phương trước một tuyến phòng ngự được lập vội vàng. Martin bị giết. Anh là người cuối cùng được thưởng huân chương Danh dự trong trận Iwo Jima.
Khi trời sáng rõ, có thông báo chính thức rằng Iwo Jima đã bị chiếm hoàn toàn. Người ta đếm được 223 xác lính Nhật trong phạm vi sân bay số 2. Không thấy xác của tướng Tadamichi Kuribayashi. Chưa bao giờ thấy.
Nguồn: The Battle for Iwo Jima, Robert Leckie.
----------------------------------
Kí ức của những người lính Nhật sống sót qua trận Iwo Jima:
1. Đồng đội của tôi hủy tiêu tài liệu mật rồi tiến hành tham gia tấn công cảm tử cùng những người khác, chúng tôi thì lấy tro tàn còn lại để ăn sống qua ngày.-Tro tàn ? Tro tàn từ tài liệu bị thiêu hủy ấy ạ ?
-Cứ nghĩ về lúc đó mà tôi không kìm được nước mắt... Đói quá mà lại chẳng có gì để ăn.
-Mọi người ăn tro thật ạ ?
-Thật chứ còn sao nữa... Ngoài cái đấy ra không có gì khác. Chúng tôi nhịn đói, nhịn khát tính đến khi ấy đã hơn 1 tuần, 10-20 ngày rồi.
Kí ức của những người lính Nhật sống sót qua trận Iwo Jima |
3. Trong hang của chúng tôi có khoảng 150 người, một nửa bị thương. Họ nằm la liệt trên nền đất rên rỉ, chân tay băng bó, mặt một số người sưng húp lên vì bị bỏng bởi súng phun lửa. Chúng tôi ra lệnh cho những người ấy lập thành các đội 3 người, cấp cho giáo tre, lựu đạn rồi bảo họ tham gia tấn công cảm tử. Thực sự là vô cùng tàn nhẫn, nhưng phải thế thì mới có đủ thức ăn cho những người còn lại.
4. (11h trưa ngày 14 tháng 5 năm 1945, quân Mĩ bơm xăng vào các hang động vẫn còn lính Nhật đang cố thủ để thiêu sống họ)
Một quả lựu đạn hoặc cái gì đó rơi xuống hang, bốc cháy rồi nổ tung. Sau đó, mặt nước dưới chân chúng tôi bắt đầu bốc cháy, trở thành biển lửa. Có rất nhiều người bên trong bị bỏng đến nỗi da họ tróc hết ra và đung đưa trên cơ thể như kiểu rong biển vậy.
Có 5-7 người vẫn còn sống dù da đã bị tróc hết. Họ được ra lệnh tự sát bằng lựu đạn, cứ 2 người 1 quả. Thế nhưng, lựu đạn không phát nổ do bị ẩm nên chúng tôi đành cấp súng cho họ để tự sát. Như thế chết nhanh và đỡ đau hơn.
------------------------------
NẾU MỸ BỎ QUA IWO JIMA THÌ TÌNH HÌNH SẼ RA SAO NHỈ ?
Vào cuối tháng 9 năm 1944, Đô đốc Chester W. Nimitz đề nghị đánh chiếm đảo Okinawa - cách Kyushu, đảo cực nam chính quốc Nhật Bản chỉ 560km - để làm bàn đạp cho các cuộc tấn công cuối cùng trên lãnh thổ Nhật Bản.Nimitz cũng đề nghị là trước khi đánh Okinawa, cần phải chiếm Iwo Jima, một hòn đảo nhỏ khoảng 1050km về phía đông của Okinawa.
Rõ ràng là Okinawa có tầm quan trọng đáng kể, nhưng Iwo Jima thì không. Iwo Jima quá nhỏ, không có chỗ neo đậu tàu bè, và cách xa Kyushu thêm vài trăm dặm nữa. Do đó, Đô đốc Ernest King, phụ trách hành quân của hải quân Mỹ, đã bác bỏ cuộc hành quân chiếm Iwo Jima, ông cho đó là một sự lãng phí nguồn lực.
Nhưng Forrest Sherman, tham mưu trưởng của Nimitz, đã trả lời rằng Không quân Lục quân Hoa Kỳ muốn có một căn cứ ở đó. Từ đó, các máy bay P-51 có thể hộ tống các máy bay ném bom B-29 bay từ Quần đảo Mariana đến chính quốc Nhật Bản. Đô đốc Raymond Spruance cũng đồng ý như thế. Vì vậy, Đô đóc King đã nhượng bộ và kế hoạch đổ bộ Iwo Jima đã được triển khai.
Bốn tháng rưỡi sau, ba sư đoàn Thủy quân lục chiến, khoảng 82.000 người, đã xung phong lên đảo. Trận đánh Iwo Jima - dự kiến sẽ chỉ kéo dài một vài ngày – đã kéo dài ba mươi sáu ngày và khiến 6.821 người Mỹ thiệt mạng và 19.217 người bị thương. Cứ ba lính thủy đánh bộ bị giết trong toàn bộ Chiến tranh Thái Bình Dương thì có một người mất mạng ở Iwo Jima.
Các nhà lập kế hoạch của Mỹ đưa ra năm lý do để chiếm Iwo Jima:
1. Cung cấp căn cứ cho máy bay chiến đấu hộ tống máy bay ném bom B-29;
2. Vô hiệu hóa trạm radar của Nhật Bản trên đảo;
3. cung cấp các căn cứ phòng không để bảo vệ quần đảo Mariana;
4. cung cấp căn cứ để các máy bay ném bom B-24 có thể ném bom Nhật Bản; và
5. để sẵn sàng cho một trận quyết chiến trên biển với Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Tuy nhiên, không có lý do nào trong năm lý do này tỏ ra hợp lý. Ngay cả khi trận Iwo Jima đang diễn ra, Bộ tư lệnh lực lượng máy bay ném bom XXI ở Marianas đã chuyển từ ném bom chính xác vào ban ngày sang tấn công gây cháy vào ban đêm, khiến cho máy bay hộ tống phần lớn là không cần thiết. Trạm radar của Nhật Bản trên đảo bị vô hiệu hóa, nhưng các trạm vô tuyến cảnh báo sớm của Nhật Bản trên các đảo khác - bao gồm cả đảo Rota trong chính quần đảo Mariana - tiếp tục hoạt động cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Lực lượng không quân tả tơi của Nhật Bản quá nhỏ không thể thực hiện các cuộc tấn công đáng kể vào Mariana và không có cuộc không kích nào do máy bay ném bom B-24 thực hiện từ Iwo Jima. Cuộc đổ bộ Iwo Jima cũng không kết thúc được một trận giao tranh nào trên biển, vì hải quân Nhật Bản đã bị hủy diệt trong Trận chiến vịnh Leyte, bốn tháng trước trận Iwo Jima.
Nhưng mức thương vong khủng khiếp quá, nên phải tìm một cách để biện minh chứ! Thế nên sau khi chiếm Iwo Jima, một lập luận mới cho cuộc đổ bộ đã xuất hiện. Theo lập luận, các sân bay trên đảo rất quan trọng đối với chiến dịch ném bom chiến lược xuống lãnh thổ Nhật Bản. Vào cuối cuộc chiến, 2.251 chiếc B-29 đã đáp xuống Iwo Jima. Vì mỗi máy bay ném bom có một phi hành đoàn gồm mười một người, việc sở hữu Iwo Jima đã cứu sống gần hai mươi lăm ngàn người, hơn ba lần số lính thủy đánh bộ bị giết khi chiếm đảo !. Theo số học nghiệt ngã của chiến tranh, Chiến dịch Iwo Jima có vẻ đáng giá.
Nhiều thế hệ các nhà sử học đã chấp nhận lời giải thích này. Nhưng như đại úy TQLC Robert S. Burrell lập luận một cách thuyết phục trong quyển “Những bóng ma Iwo Jima” (The Ghosts of Iwo Jima), sự biện minh này không thể đứng vững trước thực tế.
Con số 2.251 đã đạt được bằng cách tính mỗi lần B-29 hạ cánh xuống Iwo Jima là hạ cánh khẩn cấp, bất chấp thực tế là gần hai nghìn cuộc hạ cánh được thực hiện trong các tháng 5, 6 và 7/1945, hơn 80 % là để tiếp nhiên liệu thường xuyên. Hàng trăm cuộc hạ cánh được thực hiện, đơn giản là cho mục đích đào tạo, trong khi phần lớn còn lại là để bảo dưỡng động cơ, không đáng kể. Tháng có số lần hạ cánh lớn nhất, tháng 6, trong số hơn tám trăm chiếc B-29 hạ cánh trên đảo, không có chiếc nào đã bị hỏng trong chiến đấu.
Burrell cũng lưu ý: lập luận “hạ cánh khẩn cấp” giả định rằng mọi thành viên phi hành đoàn nếu không hạ cánh xuống đảo Iwo Jima sẽ chết trong vùng nước băng giá ở Bắc Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các số liệu cứu hộ trên biển thực tế chỉ ra rằng 50% những thành viên phi hành đoàn bị rơi xuống biển đã sống sót sau trải nghiệm này.
Hơn nữa, theo các báo cáo tổn thất chính thức, chỉ có 2.148 người thuộc các phi hành đoàn B-29 thiệt mạng trong chiến đấu, bao gồm cả những người đóng quân ở Ấn Độ và Trung Quốc cũng như quần đảo Mariana.
Lý thuyết “hạ cánh khẩn cấp”, theo ghi chú của Burr Burrell, nhận định rằng có thêm 24.761 người chỉ riêng của căn cứ quần đảo Mariana sẽ chết nếu không sử dụng Iwo Jima. Nói cách khác, lý thuyết cho rằng hơn mười lần số người thực sự bị mất trong chiến đấu đã được cứu chỉ bằng cách đưa ra một bãi đáp thay thế giữa quần đảo Mariana và Tokyo.
Vậy thì, điều gì sẽ xảy ra, nếu Nimitz chú ý đến lời khuyên của King và bỏ qua Iwo Jima? Trước đó Mỹ đã bỏ qua các pháo đài của Nhật Bản tại Rabaul và Truk, vô hiệu hóa hoàn toàn từng pháo đài bằng các cuộc không kích và phong tỏa hải quân. Điều đó cũng có thể được thực hiện với Iwo Jima.
Nếu Iwo Jima bị bỏ qua, Chiến tranh Thái Bình Dương sẽ kết thúc cùng một lúc và theo cách tương tự như nó đã diễn ra.
Thật vậy, album ảnh của Mỹ sẽ có phần nghèo đi, vì sẽ không có bức ảnh nổi tiếng của Joe Rosenthal ghi lại cảnh dựng cờ ấn tượng trên núi Suribachi. Nhưng thực chất hơn, ba sư đoàn TQLC được sử dụng để đánh chiếm Iwo Jima sẽ có sẵn để hỗ trợ cuộc đổ bộ Okinawa (ban đầu, họ được giao nhiệm vụ đó nhưng vì thiệt hại quá nặng ở Iwo Jima nên họ không tham gia được).
Hơn nữa, nếu không có trận Iwo Jima thì các chiến thuật phòng thủ được sử dụng thành công tại đó sẽ không có sẵn như là một hình mẫu để Trung tướng Mitsuru Ushijima mô phỏng lại và làm cho Mỹ khó khăn hơn trong trận Okinawa.
Trận chiến Iwo Jima, mặc dù là một điểm sáng ghi nhận sự dũng cảm của Mỹ, nhưng lại là một điểm tối cho chiến lược của Mỹ.
Tóm lược từ: What if: the Marines Had Bypassed Iwo Jima?
by Mark Grimsley