Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Những bí ẩn về tiểu liên M16 trong Chiến tranh Việt Nam

M16 có lẽ là vũ khí không hề xa lạ gì với chúng ta phải không? Được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Việt Nam và hàng loạt các cuộc chiến tranh khác trên thế giới, M16 trở thành biểu tượng của nước Mĩ. Được sản xuất lần đầu vào năm 1960 dựa trên khẩu AR-15, M16 là súng trường được quân đội Mĩ dùng rộng rãi vào năm 1967 và có số lượng khá cao (8.000.000 khẩu). Súng có khối lượng nhẹ (3-4 kg) do có các phần làm bằng thép, hợp kim, nhôm và nhựa cứng (sợi thủy tinh hoặc polymer), sử dụng kỹ thuật giảm nhiệt bằng hơi, tác động lên cò bằng khí ép, đạn nạp từ băng tiếp đạn với cơ cấu khóa nòng xoay.
Những bí ẩn về tiểu liên M16 trong Chiến tranh Việt Nam
(Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tương đối, nếu có sai sót, mong bỏ qua)
Tuy là một biểu tượng của nước Mĩ, tuy nhiên khi được sử dụng tại chiến trường Việt Nam, M16 đã thể hiện một trình độ tệ hại trước khẩu AK-47. Nguyên nhân dẫn đến việc M16 không đạt hiệu quả trong chiến đấu tại chiến trường Việt Nam là vì:
1. Súng có tốc độ bắn cao (700-950 phát/phút) nhưng đi với nó là băng đạn quá ít ( băng 20 viên) nên nhiều binh sĩ Mĩ đã phàn nàn về chuyện đó.
2. Do M16 sử dụng loại thuốc súng mới (loại WC 846), tuy loại thuốc súng mới giúp súng tăng tốc độ bắn nhưng điều nguy hại là khi thuốc súng WC 846 khi đốt tạo ra rất nhiều muội dẫn đến tích tụ lâu dần trong súng, khiến súng dễ bị trục trặc.
3. M16 đời đầu tiên rất dễ bị kẹt đạn. Đây là điều nguy hiểm, bởi lẽ bạn hãy tưởng tượng nếu bạn đang cầm trong tay M16 và bạn đang chiến đấu với kẻ thù. Bạn đang bắn bỗng nhiên súng bị kẹt đạn thì ôi thôi. Đã có nhiều trường hợp lính Mĩ đã chết chỉ vì súng bị kẹt đạn trong lúc chiến đấu.
4. Khẩu súng trường tấn công M16 quá nhạy cảm với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, nó không thể chịu được nước và bụi, hai thứ mà ở Việt Nam có... thừa. Cụ thể, binh lính Mỹ ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên gặp phải trục trặc kẹt đạn với khấu súng này khi bị nước vào, binh lính Mỹ trên khu vực Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) còn khổ hơn nữa vì bụi bặm bám vào trong súng không những khiến súng bị kẹt đạn mà còn làm hỏng các chi tiết nhỏ của khẩu súng "đỏng đảnh" này. 
.....
Mãi tới phiên bản M16A1, hiện tượng kẹt đạn mới ít hẳn nhưng băng đạn vẫn quá ít ( băng 20 viên ). Mặc dù sau đó M16 đã được nâng cấp lên rất nhiều phiên bản như: M16A2, M16A3,M16A4 và đặc biệt là phiên bản M4 Carbine nhưng oái oăm thay, phiên bản đời đầu M16 vẫn được sử dụng tới những năm 1985 mới dừng sử dụng.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, những binh lính Mỹ cuối cùng "cuốn gói" khỏi Việt Nam, họ ra đi vào ngày 30/4/1975 chỉ ít giờ trước khi Sài Gòn thất thủ và tất nhiên, trang bị không thể thiếu được của họ chính là những khẩu M16 - một biểu tượng thất bại của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.