Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

100 lãnh đạo và tướng lĩnh Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ 2

Quá trình trỗi dậy mạnh mẽ của phát xít Đức có sự đóng góp công sức quyết định của các nhà lãnh đạo xuất chúng và tướng lĩnh quân sự tài ba. Dưới đây là 100 nhà lãnh đạo và tướng lĩnh quan trọng nhất của Đức Quốc Xã...

Trung tướng Werner Ostendorff (15/08/1903 – 01/05/1945)


Werner Ostendorff là một sĩ quan Đức trong Thế chiến II với quân hàm Trung tướng SS (SS-Gruppenführer).

Werner Ostendorff sinh ngày 15 tháng 8 năm 1903, tại Königsberg, Đông Phổ. Năm 1925, Werner Ostendorff tham gia Reichswehr và cũng tham gia Đảng Quốc xã NSDAP. Đến tháng 5 năm 1930, Werner Ostendorff được thăng quân hàm Trung úy và tham gia đội bay Jüterbog của Luftwaffe.
Werner Ostendorff là một sĩ quan Đức trong Thế chiến II
Ngày 1 tháng 10 năm 1935, Ostendorff rời bỏ quân đội và chuyển sang phục vụ lực lượng SS với quân hàm Trung úy SS (SS-Obersturmführer) và được cử đi học nghiệp vụ tại trường SS-Junkerschule Bad Tölz. Ngày 30 tháng 1 năm 1936, Ostendorff được thăng quân hàm Đại úy SS (SS-Hauptsturmführer) và trở thành giáo viên của trường SS-Junkerschule Bad Tölz.

Ngày 17 tháng 8 năm 1938, Werner Ostendorff được chuyển về Tiểu đoàn SS-Standarte “Der Führer” và đến ngày 1 tháng 6 năm 1939 được thăng phong Thiếu tá SS (SS-Sturmbannführer).

Trong chiến dịch Ba Lan và Pháp, Ostendorff là chỉ huy cấp tiểu đoàn và được trao Chữ thập sắt hạng II và I. Ngày 13 tháng 12 năm 1940, ông được thăng cấp Trung tá SS (SS-Obersturmbannführer) và tham chiến tại mặt trận Balkans. Tháng 6 năm 1941, Ostendorff tham gia tấn công Liên bang Xô Viết trong đội hình của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Sau những chiến công tại Uschakowo, Smolensk, khi bẻ gãy được cuộc phản công của Hồng Quân, Ostendorff được tằng thưởng Chữ thập hiệp sỹ.

Ngày 1 tháng 3 năm 1942, Ostendorff được thăng cấp Đại tá SS (SS-Standartenführer) và được trao Huân chương Chữ thập Đức hạng Vàng. Từ tháng 7 năm 1942, ông làm Tham mưu trưởng cho Quân đoàn tăng SS số 2 (II. SS-Panzerkorps) của tướng Paul Hausser. Trong tháng 2-3 năm 1943, Ostendorff tham chiến và giành nhiều công trạng trong trận Kharkov lần 2 và 3. Tháng 4 năm 1943, Ostendorff được thăng cấp Chuẩn tướng SS (SS-Oberführer).

Ngày 26 tháng 11 năm 1943, Ostendorff được giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS số 17 “Götz von Berlichingen” và đóng quân tại Pháp. Đến tháng 4 năm 1944, Ostendorff được thăng cấp Thiếu tướng SS (SS-Brigadeführer). Trong chiến dịch tại Normandy tháng 6 năm 1944, Thiếu tướng SS Ostendorff bị thương nặng tại Carentanwas và phải dưỡng thương đến tháng 10 năm 1944.

Từ tháng 12 năm 1944, Ostendorff được thăng phong Trung tướng SS và làm Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Thượng Rhine (Oberrhein). Từ 29 tháng 1 năm 1945, Ostendorff được giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn tăng SS số 2 “Das Reich”. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi đang chỉ huy binh sĩ chống lại Hồng quân, Trung tướng SS Ostendorff bị thương rất nặng do đạn pháo Liên Xô tại Stuhlweißenburg, Hungary.

Do vết thương nghiêm trọng, mặc dù đã cố gắng chống chọi, nhưng đến ngày 1 tháng 5 năm 1945, Werner Ostendorff qua đời tại Bệnh viện dã chiến Bad Aussee.