Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Vì sao con Hà biển ăn mòn được đá?

Chúng ta được biết Hà biển là loài thuộc họ giáp xác, sống bán vào các thành đá và đặc biệt không có chân (chân bị tiêu biến), răng hay vuốt. Thế nhưng con hà có có khả năng ăn mòn đá, thậm chí nó còn có khả năng đào hốc trên vỏ các loài trai, ốc, hầu ... khả năng này nhờ đâu, hôm nay Khoa học vui sẽ tìm hiểu và chia sẻ cùng các bạn.

con hà biển
Con hà biển đào hốc và sống trên vỏ trai

Con hà ăn mòn đá là nhờ tiết ra dịch có tính axit cao


Khi gặp đá con hà sẽ tiết ra chất dịch có chứa axit cao làm mềm đá, sau đó con hà sẽ xoay toàn thân, những gai nhọn cứng trên vỏ sẽ cọ sát vào đá khiến đà vỡ nhỏ ra tạo thành hang hay hốc trên đá. Chì có đá hoa cương (granit) là không hề chịu bào mòn của chất dịch này.

 

Tìm hiểu về loài Hà biển:


Hà biển là một loại động vật chân khớp đặc biệt (do chân đã tiêu biến) thuộc cận lớp Cirripedia trong phân ngành Giáp xác, và do đó có họ hàng với cua và tôm hùm. Hà chỉ sống ở vùng nước mặn, thường là vùng nước nông và thủy triều. Hà là loài sống bám trên các vách đá, không di chuyển trong suốt cuộc đời. Hiện nay người ta đã biết tên khoảng 1.220 loài hà. Đây là loài hải sản có giá trị kinh tế cao nhưng khó khai thác và gây nhiều tác hại với ngành hàng hải.

Khai thác hà biển
Khai thác hà biển trên vách đá

 

Hà ăn mòn đá và hà ăn mòn gỗ có phải cùng loài?


2 loài này đều thuộc bộ Mang tấm (Eulamellibranchia) nhưng thuộc bộ khác nhau do cấu tạo và môi trường sồng khác nhau.

  • Hà đục đá là tên gọi một số loài thân mềm thuộc họ Pholadidae, bộ Mang tấm (Eulamellibranchia), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), có khả năng đục khoét đá và các vật thể rắn ở biển.
  • Hà đục gỗ (Teredo navalis) là loài thân mềm đục gỗ, họ Teredinidae, bộ Mang tấm (Eulamellibranchia), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Có vỏ dài dẹt, răng bản lề khá phát triển, sống ở nước biển, nước lợ, nước ngọt.