Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Lê Đại Hành Lê Hoàn - Đánh đuổi Bắc thuộc và bí ẩn ngàn năm.

Trong lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, không thiếu những vị Hoàng đế anh minh, sáng suốt với những chiến công, công lao đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Lê Thái Tổ... Nhưng một vị vua có công lao chống giặc ngoại xâm trong buổi đầu độc lập, tỏ rõ chí khí ngang ngửa của vương triều với triều đình nhà Tống nhưng cũng mang phải những nghi vấn suốt ngàn năm qua như Lê Đại Hành Lê Hoàn thì thật không có nhiều. Công lao của ngài to lớn, được sử sách và nhân dân ghi nhận nhưng câu chuyện giữa Ngài và Hoàng thái hậu Dương Vân Nga như bức màn kín mít bao quanh hai vị suốt hơn ngàn năm qua...


Vua Lê Đại Hành sinh vào tháng 7 năm 941, theo thần tích còn lưu lại, nơi ông sinh là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Cha mẹ mất sớm, ông phải sống trong cảnh nghèo khổ, may được một viên quan họ Lê trong làng nhận làm con nuôi. Đến khi lớn lên, ông theo Nam Việt vương Đinh Liễn đánh dẹp, được Đinh Tiên Hoàng tin dùng cho thống lĩnh 1.000 quân trong cuộc bình định 12 Sứ quân. Đến năm ông 27 tuổi - năm 968, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế, ông được giao giữ chức Thập đạo tướng quân - tức người nắm giữ toàn bộ quân lực của quốc gia Đại Cồ Việt lúc bấy giờ. 

Lê Đại Hành Lê Hoàn - Đánh đuổi Bắc thuộc và bí ẩn ngàn năm.
Nhưng đến năm 979, cả Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương đều bị hành thích, con Tiên Hoàng là Đinh Toàn còn nhỏ, không đảm đương được việc triều chính nên Dương Thái Hậu trao lại binh quyền cho ông, các tướng dẫn đầu là Phạm Cự Lượng cùng tôn ông lên làm thiên tử. Trong việc tôn thờ này, các cựu thần như Nguyễn Bặc, Đinh Điền đều không đồng ý, nổi dậy chống Lê Hoàn, kéo quân về kinh đô Hoa Lư dẫn đến tình hình đất nước chuẩn bị rơi vào cảnh rối ren. Bên ngoài biên giới, nhà Tống đã hình thành từ năm 960 và dần ổn định, đang ngấp nghé xâm lược đưa Đại Cồ Việt về thời kỳ Bắc thuộc. Tình hình Đại Cồ Việt vô cùng nguy khốn. Trước hiện cảnh đó, Lê Hoàn dẫn quân tiêu diệt các lực lượng chống đối, tập trung toàn bộ quân lực quốc gia sẵn sàng nghênh đón quân Tống kéo sang.

lê hoàn, lê đại hành, lịch sử việt nam qua các triều đại

Năm 980, quân Tống kéo binh sang, Lê Đại Hành đích thân cầm quân ra trận, phá tan giặc trên sông Như Nguyệt, đắp thành Bình Lỗ chặn bước tiến của giặc, chém đầu đại tướng địch là Hầu Nhân Bảo. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất kết thúc trong thắng lợi huy hoàng.

Về sau, Lê Đại Hành bắt đầu thi hành nhiều chính sách về quản lý hành chính, kinh tế, ngoại giao, quân sự... để đưa Đại Cồ Việt đi vào quỹ đạo ổn định.

Về ngoại giao, tuy ngoài mặt vẫn thần phục nhà Tống, nhưng sứ giả mang sắc phong đến Vua không cúi chào, nói lần sau chỉ cần đưa sắc phong ở biên giới thì vua Tống cũng nghe theo. Về kinh tế, Ngài khuyến khích nông nghiệp, đặt ra lễ hội Tịch Điền để làm gương cho chúng dân chuyên tâm làm ăn, phát triển đất nước. Về hành chính, Ngài chia cả nước thành các lộ, phủ, châu, chuyển nền hành chính quốc gia từ quân sự tập trung thời Đinh Tiên Hoàng thành quản lý Trung ương tập quyền. Về quân sự, suốt từ khi lên ngôi đến tận năm 1003, hễ nơi đâu có cuộc nổi loạn, Ngài đều thân cầm quân đi đánh dẹp, khiến cho người người đều quy phục, đất nước sớm vào một đường lối duy nhất. Trong đó, còn phải kể đến những năm 982, 990, 995, 997 vua còn thân mang quân đánh thẳng vào Chiêm Thành, bắt nước này phải giữ lệ phiên thần và quy phục.

lê hoàn, lê đại hành, lịch sử việt nam qua các triều đại

Đến giữa năm 1005, Vua mất, thọ 65 tuổi. Nhưng tiếc là các con Vua tranh chấp, dẫn đến nhà lê không kéo dài được cho đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1009 - mở ra Vương triều Lý và thời kỳ Văn hóa Đại Việt rực rỡ trong lịch sử dân tộc.

Câu chuyện giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga mãi mãi là bức màn bí ẩn trong lịch sử dân tộc về câu chuyện thay triều hoán vị với chiếc áo bào trong binh quyền. Nhưng dù sao đi nữa, những di tích thờ tự còn lại tại đền vua Đinh, vua Lê đều hầu như song hành thờ tự các Ngài cùng Dương hậu... Vậy cho nên, nghi án mãi là nghi án nhưng công lao đánh dẹp quân xâm lược nhà Tống vẫn là một chiến công hùng hồn nhất, đáng lưu danh sử sách đời đời nhất của Đại Hành Hoàng đế. Chúng ta ở đời sau có nhắc nhớ lại, thì phải nhớ đến công lao của Ngài đã giữ yên bờ cõi nước Nam trước họa ngoại xâm, làm cho giấc mộng Bắc thuộc Trung Hoa đã không thể trở lại và không bao giờ thành sự thật. Đó là điều mà chúng ta phải nhớ, phải khắc cốt ghi tâm mỗi khi nhớ Lê Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn - một trong những vị Hoàng đế sáng giá của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.
YÊU SỬ VIỆT