Hình tượng Thái sư Lý Đạo Thành trên sân khấu cải lương |
Thái úy Lý Thường Kiệt muốn Nguyên phi nhiếp chính vì đó là hiền tài trị nước, nhưng Thái sư Lý Đạo Thành lại muốn Hoàng hậu để hợp lễ quy. Cuối cùng, năm 1073, Hoàng thái hậu Thượng Dương bị bức cùng 76 cung nữ phải sang bên kia thế giới chầu Vua. Thái sư Lý Đạo Thành bị bãi chức, biếm vào tận Nghệ An. Nguyên phi Ỷ Lan buông màn nhiếp chính, thay Vua quản trị việc quốc gia, làm cho quốc thái dân an, nhà nhà no ấm cho đến khi Vua trưởng thành.
Năm 1075, thám mã hồi báo, giặc Tốngquyết xâm lược nước ta lần thứ hai. Thái úy Thường Kiệt tuy đã phòng bị trước, nhưng giặc đông ta ít, ngặt nỗi nước nhà còn vướng chuyện tranh chấp quyền lực năm xưa. Lý Thái sư vì chữ nghĩa, Ngài cũng vì chữ trung, tất cả đều vì hưng vong của Đại Việt. Nay giặc đến, kế sách đánh giặc ngay khi chúng còn ở Trung Hoa đã có, nhưng việc đoàn kết một lòng trong nước phải tính như thế nào?
Vì việc lớn, Thái úy cùng Nguyên phi quyết định mời Thái sư về triều để chăm lo việc nước, chuẩn bị đánh bại giặc Tống sang.
Hoàng hậu đã mất, kéo theo 72 cũng nữ bị bức phải chết theo, bản thân bị biếm vào tận vùng xa xôi, nhưng nay trước tình cảnh đất nước gặp họa ngoại xâm, giặc phương Bắc đã sẵn sàng giày xéo giang san. Hơn nữa nguyên phi Ỷ Lan cũng là người tài trị nước. Lý Thái sư phụng mạng, quay lại triều đình, cùng điều hành đất nước, đưa Đại Việt qua cuộc binh lửa. Đó là năm 1077, dân tộc ta lần thứ hai đánh tan quân Tống sang xâm lược đất nước, giữ vững bờ cõi thịnh trị đến muôn đời.