LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT MỚI Ở SÓC TRĂNG TRƯỚC THẾ KỈ XIX
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức
- Thông qua những tài liệu giúp HS nắm được những biến cố, những sự kiện, tìm hiểu những hoạt động, những thành tựu về một thời kì, một giai đoạn lịch sử của địa phương mình.
- Hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương không chỉ cụ thể hóa lịch sử dân tộc mà còn làm phong phú thêm và là sự biểu hiện đa dạng của lịch sử dân tộc.
2/ Về tư tưởng
- Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương, về địa phương mình, trân trọng những giá trị truyền thống dân tộc tốt đẹp của quê hương trải qua bao thế hệ mới có được.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Chính các em là của HS đối với các di sản văn hóa, lịch sử ở địa phương.
3/ Về kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, so sánh, đối chiếu các loại tài liệu lịch sử để rút ra kết luận, nhận xét. người kế tục sự nghiệp của cha ông trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS chuẩn bị các câu hỏi GV đưa ra.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- GV nêu lên các công việc cần thực hiện trong tiết học.
- GV giới thiệu tổng quát về vùng đất Sóc Trăng trước thế kỉ XIX:
QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT MỚI Ở SÓC TRĂNG TRƯỚC THẾ KỈ XIX
I/ CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÙNG ĐẤT SÓC TRĂNG TRƯỚC THẾ KỈ XIX
- Đầu TK XVIII, Sóc Trăng là vùng dân cư thưa thớt, phân bố rải rác ở các giồng đất cao, hoặc đất ven sông.
- Giữa TK XVIII, tại vùng Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá, việc khai phá bắt đầu mở rộng, và diện tích đất trồng lúa tăng lên, cùng với làn sóng lưu dân tiếp tục đổ đến vùng đất Sóc Trăng và các vùng lân cận, trong quá trình khai phá, lưu dân Việt cùng các tộc người khác đã đưa phần lớn diện tích khai khẩn vào SXNN trồng lúa và các loại nông sản khác. Nghề nông phát triển sớm nhất trong thời kì này. Địa bàn trồng lúa ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn ở những giồng dất cao mà còn tỏa ra các vùng dất trũng , đất ven sông...
- Cuối TK XVIII, ruộng ở Nam Bộ được canh tác theo hình thức quảng canh, người ta chú trọng việc canh tác trên một diện tích rộng chứ chưa đầu tư canh tác trên một diện tích hẹp bởi vì đất đai còn quá rộng, dân cư còn thưa thớt, có thể dựa vào ĐKTN để gieo cấy giống trên một diện tích rộng ít bỏ công chăm sóc mà vẫn thu được khối lượng sản phẩm đáng kể.
- Năm 1780 chúa Nguyễn đặt dinh Long Hồ tại vùng chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh, lúc này ST thuộc vùng Ba Thác, trấn Vĩnh Thanh, phủ Gia Định.
- Ở TK XVIII, trong canh tác, người nông dân chưa chú ý tới thòi vụ vì chưa có điều kiện mở rộng việc đào kênh dẫn nước để đảm bảo đủ nước cho cây lúa vào mùa khô, lúc này người nông dân chỉ làm một vụ lúa vào mùa mưa.
- Những người khai thác thời kì này, ngoài việc lợi dụng những kênh rạch thiên nhiên cũng đã phải tiến hành xây thêm những kênh mương nhân tạo. Trong quá trình khai phá, với đức tính kiên trì nhẫn nhại, chịu dựng gian khổ, giúp đỡ lẫn nhau những người nông dân từng bước khai phá dần vùng dất ST.
- Tuy nhiên do dân cư ít, trừ một số giồng đất cao được khai phá đưa vào canh tác của cư dân Khmer và một số người Việt, số diện tích còn lại của ST lúa này vẫn còn hoang vu, nhiều thú dữ.
II/ CÙ LAO HOÀNG DUNG TRONG BUỔI ĐÀU HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT MỚI
- Huyện Cù Lao Dung tình St chính thức thành lập vào năm 2002 có diện tích tự nhiên 23.603,29 ha, dân số gần 60.000 người. Cách nay khoảng 200 năm, từ giữa dòng Bát Sác, phù sa dần dần bồi đắp tích tụ, hình thành nên vùng đất cồn nổi dần lên mặt nước khi triều ròng.. Nhiều cây bần, dừa nước, ô rô, cóc kèn chen nhau dày đặc trên vùng đất mới này. Ban đầu cù lao còn rất hoang vu, cây cối rậm rạp, có nhiều thú dữ hoang dã như cọp, khỉ, heo rừng, chim...Vẻ đẹp hoang sơ của bãi cồn cuối dòng sông Hậu người thời xưa đã đặt tên với từ ngữ khá đẹp: Hoàng Dung, ngoài ra có thể nơi đây còn có nhiều hổ sinh sống nên ngoài dân dã còn gọi tên là Hổ Châu.
- Do nhu cầu của cuộc sống, người dân từ vùng đất liền rủ nhau ra khai phá vùng đất mới hình thành nên làng An Thạnh Nhất, An Thạnh Nhì, ranh giói của làng được xẻ dọc theo chiều dài của cù lao.
- Như vậy, cuối thế kỉ XIX phần cuối của Cù Lao Dung chỉ ngang đến sông Ngang Rô. Hơn 100 năm sau, đuôi cồn Cù Lao Dung vươn ra phía biển Đông thêm hàng chục km và có thêm xã An Thạnh Ba.
* KẾT LUẬN TOÀN BÀI
- Nhận xét về diễn biến vùng đất Sóc Trăng trong thế kỉ XIX ?
- Nhận xét quá trình hình thành vùng đất Cù Lao Dung?
IV/ PHỤ LỤC
- Chuẩn bị các câu hỏi của bài Ôn tập chương II và chương III.