Ngày 27 tháng 7, 1442 vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, ở tại thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc.
Muốn lý giải, phải tìm về gốc rễ sự việc này, tức là trước tiên phải xét xem "tội" của Nguyễn Trãi năm ấy là gì, có thật sự "oan" không, từ đấy mới cân nhắc xem việc "giải oan" kia bản chất thế nào.
Thật ra, người bị kết tội giết vua Lê Thái Tông là Nguyễn Thị Lộ, không phải Nguyễn Trãi. Ông và gia đình bị tội do liên lụy.
Điều này được công nhận từ chính sử, quan điểm của Nho sĩ đương thời, cho đến giai thoại dân gian.
- Toàn thư ghi: "Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết vua."
Sử thần phê: "Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là người đàn bà thôi, Thái Tông vì yêu nó mà phải chết, Nguyễn Trãi vì lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?"
- Theo ghi chú của Lý Tử Tấn, một văn thần, Nho sĩ có tiếng, và cũng là bạn thơ Nguyễn Trãi, thì sau khi đọc "Dư địa chí", vua Lê Nhân Tông (Con trai Lê Thái Tông và Tuyên Từ thái hậu Nguyễn Thị Anh) đã bình luận về Nguyễn Trãi: "Không may người đàn bà gây biến, để người lương thiện mắc tội, rất đáng thương."
- Câu chuyện "Rắn báo oán", rằng Nguyễn Thị Lộ vốn là rắn thành tinh, đến để trả thù gia đình Nguyễn Trãi.
Thế nên, theo góc nhìn phổ biến thời đại ấy, “tội” của Nguyễn Trãi không phải tội giết vua, mà là “tội” làm chồng của kẻ giết vua.
Cương mục triều Nguyễn chép về việc Lê Thánh Tông giải oan cho Nguyễn Trãi như sau: “Đến nay, nhà vua thương Nguyễn Trãi phải tội oan, truy tặng tước Tán trù bá, cấp lại một trăm mẫu tự điền, hạ chiếu lục dụng người con, bổ Anh Vũ chức đồng tri châu.”
Cái “oan” của Nguyễn Trãi là cái oan của một công thần vì người vợ lẽ phạm tội mà liên lụy. Lê Thánh Tông, và tất cả những triều vua sau đấy, đều chưa từng nhắc gì về cái “oan” của Nguyễn Thị Lộ. Trên danh nghĩa, Nguyễn Thị Lộ vẫn phạm tội giết vua.
Và chẳng cần chờ đến Thánh Tông, ngay từ thời Nhân Tông, vua đã thấy rõ Nguyễn Trãi là người “lương thiện”, “không may” trong vụ án này, như đề cập phía trên. Thế nên cái “oan” của Nguyễn Trãi xét về tình thì oan thật, vì ai cũng hiểu ông chẳng làm gì cả, nhưng về lý thì khó mà tránh tội, vì vợ lẽ ông phạm tội giết vua, đây là tội đại nghịch, nên ông là chồng phải chịu tội theo.
Vì lý do này, Nguyễn Trãi tuy đã được “giải oan”, nhưng xét kỹ ra cũng không hoàn toàn thoát tội, không thể khôi phục hoàn toàn danh dự, kể cả tước hầu ông được phong khi còn sống.
Nói đến đại thần từng bị kết tội “oan” và ban chết vào triều vua trước, thì có Phạm Văn Xảo bị kết tội mưu phản và ban chết thời Thái Tổ, về sau Thánh Tông truy phong tước quận công (cao hơn tước hầu khi còn sống); Lê Sát bị kết tội lộng quyền mưu hại đại thần và bị ban chết thời Thái Tông, về sau Thánh Tông truy tặng tước quốc công (cao hơn tước hầu khi còn sống); Lê Ngân bị kết tội dùng bùa chú và ban chết thời Thái Tông, về sau Thánh Tông truy tặng tước quốc công (cao hơn tước hầu khi còn sống); Trịnh Khả bị khép tội mưu phản và ban chết thời Nhân Tông, về sau Thánh Tông truy tặng tước quốc công (cao hơn tước hầu khi còn sống). Tức là, những người bị kết tội và ban chết bởi ông, cha và anh của Thánh Tông, nếu cần, Thánh Tông vẫn có thể truy tặng họ những tước vị rất cao.
Thế tại sao Thánh Tông “keo kiệt” việc truy tặng với Nguyễn Trãi, không khoan dung như với những đại thần từng bị kết tội tày trời khác?
Đó là một bức tranh rộng lớn hơn.
Vụ án của Nguyễn Thị Lộ không đơn thuần là chuyện một người đàn bà từ trên trời rơi xuống giết một vị vua. Nguyễn Thị Lộ là vợ lẽ Nguyễn Trãi, mà Nguyễn Trãi là một đại thần từng phục vụ hai triều vua Thái Tổ - Thái Tông, vừa có uy tín trong giới Nho sĩ, vừa liên quan đến đấu đá triều đình. Vì vậy, một khi triều đình kết tội Nguyễn Thị Lộ, từ đấy liên đới sang gia đình Nguyễn Trãi, câu chuyện đã đi từ một vụ án giết vua sang một màn thanh trừng chính trị.
Ai muốn nhân dịp diệt trừ Nguyễn Trãi?
Người thời nay thường kết luận Nguyễn Thị Anh, thần phi của Lê Thái Tông, mẹ ruột Lê Nhân Tông, người theo tin đồn là có một màn tranh sủng sống chết với tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao (Mẹ ruột Lê Thánh Tông).
Oán thù giữa Nguyễn Thị Anh và gia đình Nguyễn Trãi lớn đến đâu, quyền lực vị thần phi tuổi đôi mươi không rõ xuất thân Nguyễn Thị Anh lớn đến đâu? Khả năng và động cơ gây án lớn đến đâu? Về nhân vật ấy, mình sẽ điểm qua trong Phần 4.
Trong phần 1 này, mình quan tâm đến các đại thần hơn.
Toàn thư ghi: “Đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh [Lê Thái Tông] cùng với bọn Lê (Đinh) Liệt, Lê (Phạm) Bôi tôn hoàng thái tử Bang Cơ [Lê Nhân Tông] lên ngôi.”
Những đại thần này, về sau, vào thời Lê Nhân Tông, đều là những người quyền uy bậc nhất.
Như phía trên đã trích Toàn thư: “Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết vua."
Vậy "mọi người" ở đấy là ai? Vì sao họ biết? Những đại thần nhận di mệnh này có thực đã gặp vua lần cuối, và chắc chắn rằng ai đã hại vua?
Ngoài các đại thần Đinh Liệt (Bị giam sau đấy 2 năm, giam 4 năm được thả), Nguyễn Xí (Bị bãi chức sau đấy 3 năm, qua 4 năm được phong chức khác), hay Lê Bôi không rõ phe phái, thì Lê Thụ là người thuộc phe Lê Sát - Lê Ngân vào thời Lê Thái Tông, một phe phái đối lập với Nguyễn Trãi. Ngoài ra còn có Lê Ê tuy không nằm trong danh sách đại thần phụ chính, nhưng về sau vẫn làm đến bậc tể thần, Lê Hiêu là nhập nội bình chương, đều là người quyền cao chức trọng. Hai người này đều thuộc phe Lê Sát - Lê Ngân, và đều bị liên lụy khi Lê Thái Tông thanh trừng phe Lê Sát - Lê Ngân 5 năm về trước.
Trịnh Khả (Bị giết sau đấy 9 năm), là người chống đối phe Lê Sát - Lê Ngân, cũng là người từng giúp mẹ con Lê Thánh Tông. Đinh Liệt là ông cậu của mẹ Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, quan hệ giữa họ và Nguyễn Trãi thế nào vẫn khó xác định, vì trong chính trị, thù của thù chưa hẳn là bạn, hôm nay là đồng minh ngày mai là đối thủ cũng chưa biết được.
Nhìn chung, những người không rõ quan hệ với Nguyễn Trãi chỉ nắm quyền trong giai đoạn đầu thời Lê Nhân Tông, trong khi những người có thù oán chính trị với Nguyễn Trãi do liên quan vụ án Lê Sát - Lê Ngân năm xưa thì nắm quyền xuyên suốt từ đầu đến cuối thời Lê Nhân Tông.
Đinh Liệt, Nguyễn Xí, Trịnh Khả có chủ động buộc tội Nguyễn Thị Lộ không, chính sử không đề cập, nhưng trên danh nghĩa, họ là đại thần phụ chính, nếu họ không duyệt, triều đình không thể thông qua bản án.
Trong ba người ấy, Đinh Liệt, Nguyễn Xí là những người có công lớn nhất trong việc đưa Lê Thánh Tông lên ngôi. Trịnh Khả, tuy lúc này đã chết, nhưng cũng là người từng cứu mẹ con Lê Thánh Tông, chưa kể các con Trịnh Khả đều là người được Lê Thánh Tông trọng dụng.
Lật lại bản án Nguyễn Thị Lộ đồng nghĩa với việc chỉ ra năm xưa 3 nhân vật ấy đã sai. Và với bản án vừa mang tính chất nghiêm trọng vừa liên quan đến chính trị này, cái “sai” ấy không phải cái sai thông thường kiểu xử oan một vụ dân giết dân, quan giết quan.
Lúc “giải oan” cho Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông vừa lên ngôi chỉ 4 năm. Nếu theo dõi quá trình lên ngôi và tình hình triều chính những năm đầu thời Thánh Tông, sẽ thấy việc lật lại bản án Nguyễn Thị Lộ, chỉ ra sai lầm của 3 nhân vật nọ, đối với Thánh Tông sẽ hại nhiều hơn lợi.
Vậy khi những nhân vật tai to mặt lớn kia đã chết, tại sao vua không lật lại bản án này?
Thật ra… Chúng ta không nên kỳ vọng vào vua nhiều quá. Vua thấy có lợi thì vua làm, không thì thôi. Công lý có là cái quái gì đâu?! ^.^
Xét theo tâm lý, thời gian càng dài ân nghĩa cũ càng phai nhạt, quyền lực càng cao càng xem thứ mình được là hiển nhiên. Vào những năm vua mới đôi mươi, như lúc “giải oan” và truy tặng cho Nguyễn Trãi, trước mắt chúng ta là vị thân vương trẻ tuổi vừa lên ngôi chưa lâu, tâm tính còn "thuần hậu", còn rất “con người”, còn xem trọng những thứ như chính nghĩa, công ơn. Về sau, ngồi trên ngôi báu đã nhiều năm, phần “con người”, “thuần hậu” kia trải qua bao sóng gió, âm mưu quỷ kế, đã dần chai sạn; cảm giác biết ơn một người cũng chuyển thành cảm giác dửng dưng, cho rằng đấy là đặc quyền của mình, là nghĩa vụ mà người ấy phải làm.
Vậy vua lợn Lê Tương Dực, vị vua cuối cùng của giai đoạn Lê sơ là người có tấm lòng cao đẹp thế nào, tại sao nửa thế kỷ sau lại làm chuyện mà Lê Thánh Tông năm ấy không làm, truy tặng tước hầu cho Nguyễn Trãi?
Vụ án Lệ Chi Viên có lẽ là vụ án oan nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam cướp đi sinh mạng của cả nhà Nguyễn Trãi.
Ngày 27 tháng 7, 1442 vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, ở tại thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc.
Đến nay, nhiều nhà sử học đã đi đến thống nhất về nguyên nhân đích thực của vụ thảm án này. Chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh, vợ thứ vua Lê Thái Tông.
Ngoài suy đoán căn cứ vào sử sách, mới đây các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều bài thơ của Đinh Liệt để lại. Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông.
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.
Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải thụ án.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông rửa oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi để lưu lại hậu thế, và ông như đã tạc bia cho Nguyễn Trãi bằng câu thơ:
Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo
Tạm dịch:
Tâm hồn Ức Trai rực rỡ tựa sao Khuê.
Nguồn: Khoa Học & Lịch Sử
VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN: Nguyễn Trãi có thật sự oan không?
Vì sao khi giải oan cho Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông, người thường được cho là từng chịu ơn Nguyễn Trãi lại chỉ truy tặng ông tước bá, thấp hơn tước hầu của ông khi còn sống?Muốn lý giải, phải tìm về gốc rễ sự việc này, tức là trước tiên phải xét xem "tội" của Nguyễn Trãi năm ấy là gì, có thật sự "oan" không, từ đấy mới cân nhắc xem việc "giải oan" kia bản chất thế nào.
Thật ra, người bị kết tội giết vua Lê Thái Tông là Nguyễn Thị Lộ, không phải Nguyễn Trãi. Ông và gia đình bị tội do liên lụy.
Điều này được công nhận từ chính sử, quan điểm của Nho sĩ đương thời, cho đến giai thoại dân gian.
- Toàn thư ghi: "Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết vua."
Sử thần phê: "Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là người đàn bà thôi, Thái Tông vì yêu nó mà phải chết, Nguyễn Trãi vì lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?"
- Theo ghi chú của Lý Tử Tấn, một văn thần, Nho sĩ có tiếng, và cũng là bạn thơ Nguyễn Trãi, thì sau khi đọc "Dư địa chí", vua Lê Nhân Tông (Con trai Lê Thái Tông và Tuyên Từ thái hậu Nguyễn Thị Anh) đã bình luận về Nguyễn Trãi: "Không may người đàn bà gây biến, để người lương thiện mắc tội, rất đáng thương."
- Câu chuyện "Rắn báo oán", rằng Nguyễn Thị Lộ vốn là rắn thành tinh, đến để trả thù gia đình Nguyễn Trãi.
Thế nên, theo góc nhìn phổ biến thời đại ấy, “tội” của Nguyễn Trãi không phải tội giết vua, mà là “tội” làm chồng của kẻ giết vua.
Cương mục triều Nguyễn chép về việc Lê Thánh Tông giải oan cho Nguyễn Trãi như sau: “Đến nay, nhà vua thương Nguyễn Trãi phải tội oan, truy tặng tước Tán trù bá, cấp lại một trăm mẫu tự điền, hạ chiếu lục dụng người con, bổ Anh Vũ chức đồng tri châu.”
Cái “oan” của Nguyễn Trãi là cái oan của một công thần vì người vợ lẽ phạm tội mà liên lụy. Lê Thánh Tông, và tất cả những triều vua sau đấy, đều chưa từng nhắc gì về cái “oan” của Nguyễn Thị Lộ. Trên danh nghĩa, Nguyễn Thị Lộ vẫn phạm tội giết vua.
Và chẳng cần chờ đến Thánh Tông, ngay từ thời Nhân Tông, vua đã thấy rõ Nguyễn Trãi là người “lương thiện”, “không may” trong vụ án này, như đề cập phía trên. Thế nên cái “oan” của Nguyễn Trãi xét về tình thì oan thật, vì ai cũng hiểu ông chẳng làm gì cả, nhưng về lý thì khó mà tránh tội, vì vợ lẽ ông phạm tội giết vua, đây là tội đại nghịch, nên ông là chồng phải chịu tội theo.
Vì lý do này, Nguyễn Trãi tuy đã được “giải oan”, nhưng xét kỹ ra cũng không hoàn toàn thoát tội, không thể khôi phục hoàn toàn danh dự, kể cả tước hầu ông được phong khi còn sống.
Nói đến đại thần từng bị kết tội “oan” và ban chết vào triều vua trước, thì có Phạm Văn Xảo bị kết tội mưu phản và ban chết thời Thái Tổ, về sau Thánh Tông truy phong tước quận công (cao hơn tước hầu khi còn sống); Lê Sát bị kết tội lộng quyền mưu hại đại thần và bị ban chết thời Thái Tông, về sau Thánh Tông truy tặng tước quốc công (cao hơn tước hầu khi còn sống); Lê Ngân bị kết tội dùng bùa chú và ban chết thời Thái Tông, về sau Thánh Tông truy tặng tước quốc công (cao hơn tước hầu khi còn sống); Trịnh Khả bị khép tội mưu phản và ban chết thời Nhân Tông, về sau Thánh Tông truy tặng tước quốc công (cao hơn tước hầu khi còn sống). Tức là, những người bị kết tội và ban chết bởi ông, cha và anh của Thánh Tông, nếu cần, Thánh Tông vẫn có thể truy tặng họ những tước vị rất cao.
Thế tại sao Thánh Tông “keo kiệt” việc truy tặng với Nguyễn Trãi, không khoan dung như với những đại thần từng bị kết tội tày trời khác?
Đó là một bức tranh rộng lớn hơn.
Vụ án của Nguyễn Thị Lộ không đơn thuần là chuyện một người đàn bà từ trên trời rơi xuống giết một vị vua. Nguyễn Thị Lộ là vợ lẽ Nguyễn Trãi, mà Nguyễn Trãi là một đại thần từng phục vụ hai triều vua Thái Tổ - Thái Tông, vừa có uy tín trong giới Nho sĩ, vừa liên quan đến đấu đá triều đình. Vì vậy, một khi triều đình kết tội Nguyễn Thị Lộ, từ đấy liên đới sang gia đình Nguyễn Trãi, câu chuyện đã đi từ một vụ án giết vua sang một màn thanh trừng chính trị.
Ai muốn nhân dịp diệt trừ Nguyễn Trãi?
Người thời nay thường kết luận Nguyễn Thị Anh, thần phi của Lê Thái Tông, mẹ ruột Lê Nhân Tông, người theo tin đồn là có một màn tranh sủng sống chết với tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao (Mẹ ruột Lê Thánh Tông).
LÊ THÁNH TÔNG |
Oán thù giữa Nguyễn Thị Anh và gia đình Nguyễn Trãi lớn đến đâu, quyền lực vị thần phi tuổi đôi mươi không rõ xuất thân Nguyễn Thị Anh lớn đến đâu? Khả năng và động cơ gây án lớn đến đâu? Về nhân vật ấy, mình sẽ điểm qua trong Phần 4.
Trong phần 1 này, mình quan tâm đến các đại thần hơn.
Toàn thư ghi: “Đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh [Lê Thái Tông] cùng với bọn Lê (Đinh) Liệt, Lê (Phạm) Bôi tôn hoàng thái tử Bang Cơ [Lê Nhân Tông] lên ngôi.”
Những đại thần này, về sau, vào thời Lê Nhân Tông, đều là những người quyền uy bậc nhất.
Như phía trên đã trích Toàn thư: “Mọi người đều nói Nguyễn Thị Lộ giết vua."
Vậy "mọi người" ở đấy là ai? Vì sao họ biết? Những đại thần nhận di mệnh này có thực đã gặp vua lần cuối, và chắc chắn rằng ai đã hại vua?
Ngoài các đại thần Đinh Liệt (Bị giam sau đấy 2 năm, giam 4 năm được thả), Nguyễn Xí (Bị bãi chức sau đấy 3 năm, qua 4 năm được phong chức khác), hay Lê Bôi không rõ phe phái, thì Lê Thụ là người thuộc phe Lê Sát - Lê Ngân vào thời Lê Thái Tông, một phe phái đối lập với Nguyễn Trãi. Ngoài ra còn có Lê Ê tuy không nằm trong danh sách đại thần phụ chính, nhưng về sau vẫn làm đến bậc tể thần, Lê Hiêu là nhập nội bình chương, đều là người quyền cao chức trọng. Hai người này đều thuộc phe Lê Sát - Lê Ngân, và đều bị liên lụy khi Lê Thái Tông thanh trừng phe Lê Sát - Lê Ngân 5 năm về trước.
Trịnh Khả (Bị giết sau đấy 9 năm), là người chống đối phe Lê Sát - Lê Ngân, cũng là người từng giúp mẹ con Lê Thánh Tông. Đinh Liệt là ông cậu của mẹ Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, quan hệ giữa họ và Nguyễn Trãi thế nào vẫn khó xác định, vì trong chính trị, thù của thù chưa hẳn là bạn, hôm nay là đồng minh ngày mai là đối thủ cũng chưa biết được.
Nhìn chung, những người không rõ quan hệ với Nguyễn Trãi chỉ nắm quyền trong giai đoạn đầu thời Lê Nhân Tông, trong khi những người có thù oán chính trị với Nguyễn Trãi do liên quan vụ án Lê Sát - Lê Ngân năm xưa thì nắm quyền xuyên suốt từ đầu đến cuối thời Lê Nhân Tông.
Đinh Liệt, Nguyễn Xí, Trịnh Khả có chủ động buộc tội Nguyễn Thị Lộ không, chính sử không đề cập, nhưng trên danh nghĩa, họ là đại thần phụ chính, nếu họ không duyệt, triều đình không thể thông qua bản án.
Trong ba người ấy, Đinh Liệt, Nguyễn Xí là những người có công lớn nhất trong việc đưa Lê Thánh Tông lên ngôi. Trịnh Khả, tuy lúc này đã chết, nhưng cũng là người từng cứu mẹ con Lê Thánh Tông, chưa kể các con Trịnh Khả đều là người được Lê Thánh Tông trọng dụng.
Lật lại bản án Nguyễn Thị Lộ đồng nghĩa với việc chỉ ra năm xưa 3 nhân vật ấy đã sai. Và với bản án vừa mang tính chất nghiêm trọng vừa liên quan đến chính trị này, cái “sai” ấy không phải cái sai thông thường kiểu xử oan một vụ dân giết dân, quan giết quan.
Lúc “giải oan” cho Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông vừa lên ngôi chỉ 4 năm. Nếu theo dõi quá trình lên ngôi và tình hình triều chính những năm đầu thời Thánh Tông, sẽ thấy việc lật lại bản án Nguyễn Thị Lộ, chỉ ra sai lầm của 3 nhân vật nọ, đối với Thánh Tông sẽ hại nhiều hơn lợi.
Vậy khi những nhân vật tai to mặt lớn kia đã chết, tại sao vua không lật lại bản án này?
Thật ra… Chúng ta không nên kỳ vọng vào vua nhiều quá. Vua thấy có lợi thì vua làm, không thì thôi. Công lý có là cái quái gì đâu?! ^.^
Xét theo tâm lý, thời gian càng dài ân nghĩa cũ càng phai nhạt, quyền lực càng cao càng xem thứ mình được là hiển nhiên. Vào những năm vua mới đôi mươi, như lúc “giải oan” và truy tặng cho Nguyễn Trãi, trước mắt chúng ta là vị thân vương trẻ tuổi vừa lên ngôi chưa lâu, tâm tính còn "thuần hậu", còn rất “con người”, còn xem trọng những thứ như chính nghĩa, công ơn. Về sau, ngồi trên ngôi báu đã nhiều năm, phần “con người”, “thuần hậu” kia trải qua bao sóng gió, âm mưu quỷ kế, đã dần chai sạn; cảm giác biết ơn một người cũng chuyển thành cảm giác dửng dưng, cho rằng đấy là đặc quyền của mình, là nghĩa vụ mà người ấy phải làm.
Vậy vua lợn Lê Tương Dực, vị vua cuối cùng của giai đoạn Lê sơ là người có tấm lòng cao đẹp thế nào, tại sao nửa thế kỷ sau lại làm chuyện mà Lê Thánh Tông năm ấy không làm, truy tặng tước hầu cho Nguyễn Trãi?
VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN - NỖI OAN VẪN CÒN DAY DỨT HÀNG TRĂM NĂM SAU
Vụ án Lệ Chi Viên có lẽ là vụ án oan nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam cướp đi sinh mạng của cả nhà Nguyễn Trãi.
Ngày 27 tháng 7, 1442 vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, ở tại thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc.
Đến nay, nhiều nhà sử học đã đi đến thống nhất về nguyên nhân đích thực của vụ thảm án này. Chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh, vợ thứ vua Lê Thái Tông.
Nguyễn Thị Lộ (mh) |
Ngoài suy đoán căn cứ vào sử sách, mới đây các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều bài thơ của Đinh Liệt để lại. Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông.
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.
Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Nguyễn Thị Anh (mh) |
Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải thụ án.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông rửa oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi để lưu lại hậu thế, và ông như đã tạc bia cho Nguyễn Trãi bằng câu thơ:
Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo
Tạm dịch:
Tâm hồn Ức Trai rực rỡ tựa sao Khuê.
Nguồn: Khoa Học & Lịch Sử