Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Bí ẩn Ai đã phát hiện thảm họa chernobyl, bụi phóng xạ có thật sự bay đến Mỹ

Góc sự thật: Ai đã báo động cho thế giới về thảm họa Chernobyl ở Liên Xô?

Đó là một nhóm công nhân Thụy Điển làm việc tại Nhà máy điện nguyên tử Forsmark, nhà máy điện hạt nhân lớn thứ hai của Thụy Điển cách Chernobyl hơn 1.000km. Hai người nổi tiếng nhất trong số đó là Claes-Göran Runermark và Cliff Robinson.

PHÁT HIỆN PHÓNG XẠ Ở THỤY ĐIỂN

Ngày 26/4/1986, sự cố hạt nhân tại Chernobyl xảy ra. Lúc đó không ai ngoài người Liên Xô biết chuyện gì. Họ nghĩ sẽ dễ dàng khống chế được đám mây phóng xạ đang lan ra, một ảo tưởng chết người (mà không, chết cả đất, cây cối, động vật)

Bí ẩn Ai đã phát hiện thảm họa chernobyl, bụi phóng xạ có thật sự bay đến Mỹ

Sáng sớm ngày 28/4/1986, chuông báo động vang lên tại Forsmark, nhà máy điện hạt nhân lớn thứ hai của Thụy Điển, khi nhân viên Cliff Robinson đi qua máy theo dõi bức xạ trên đường trở về từ phòng vệ sinh. Nó cho thấy mức độ phóng xạ rất cao đến từ đôi giày của anh. Ban đầu nhân viên lo lắng một tai nạn đã xảy ra tại nhà máy điện.

Anh ta đã đi qua một vài lần nữa và lần thứ ba, báo thức không tắt. Robinson và một trong những công nhân theo dõi máy dò nghĩ rằng đó là một sai số và máy dò chỉ cần một số điều chỉnh.

Robinson đã đi về nhiệm vụ của mình, theo dõi phóng xạ trong nhà máy điện. Khi quay trở lại, có một hàng dài công nhân đang chờ ở máy dò. Không ai có thể vượt qua, vì báo động liên tục kêu. Robinson đã mượn một chiếc giày từ một trong những người ở đó và mang nó vào phòng thí nghiệm, nơi anh ta đặt nó vào một máy dò Germanium.

"Sau đó, tôi đã thấy một cảnh tượng mà tôi sẽ không bao giờ quên", anh nói. "Chiếc giày bị ô nhiễm nặng. Tôi có thể thấy quang phổ này tăng lên rất nhanh. Thật tuyệt vời, vì có nhiều nguyên tố phóng xạ mà chúng ta thường không thấy trong nước làm mát tại Forsmark."

"Tôi nhớ mơ hồ rằng tôi có một ý tưởng rằng có lẽ một quả bom hạt nhân đã phát nổ ở đâu đó", Robinson nói.

Robinson đã sai. Thứ nhất, đó là một lò phản ứng bị nổ. Thứ 2, nếu là bom hạt nhân nổ, nó là hàng trăm quả bom cùng nổ

Ngay lập tức nhà máy ngừng hoạt động, tập trung vào tìm kiếm nơi rò rỉ phóng xạ. Toàn bộ vùng Forsmark được sơ tán.

Tuy nhiên sau đó người ta nhanh chóng biết Forsmark không phải nơi phát xạ. Người có công phát hiện là Leif Moberg, làm việc tại Cơ quan an toàn bức xạ Thụy Điển vào thời điểm đó. Leif Moberg ngày hôm đó đã dựa vào dữ liệu đo đạc từ các máy đo trên toàn quốc Thụy Điển và phát hiện ra một dải phóng xạ kéo từ phía Đông Nam, trùng với hướng gió mùa. Người ta kết luận một sự cố đã xảy ra đâu đó ở phía Đông Nam, và sau khi lùi xuống 1.100km, họ nhìn thấy vị trị của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina.

Ngay ngày hôm đó, các nhà ngoại giao Thụy Điển đã liên lạc với Moscow để hỏi về việc liệu có thể xảy ra một vụ tai nạn hạt nhân ở đó hay không. Nhưng câu trả lời họ nhận được là "không". Thụy Điển cảnh báo rằng họ sẽ nộp một cảnh báo chính thức với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, và chỉ sau đó, Liên Xô mới thừa nhận rằng đã có một tai nạn tại Chernobyl.

Tối ngày 28/4, một đoạn tin 14 giây về Chernobyl lần đầu tiên được công bố trên truyền hình Liên Xô trong chương trình ''время'' (Vremya- một dạng bản tin buổi tối của truyền hình Liên Xô)

PHÓNG XẠ LAN ĐẾN ĐÂU?

Người ta choáng váng khi biết chỉ mất có 1 ngày đề phóng xạ từ Ukraine bay 1.100km đến Thụy Điển. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiểu mọi chuyện là bình thường với tốc độ phát tán của phóng xạ và tốc độ gió thời điểm đó. Thời điểm ghi nhận phóng xạ xa nhất là ngày 6/5/1986. Miền Đông Bắc nước Mỹ và Canada là nơi cuối cùng nhận được báo động phóng xạ.

Trước đó, cả châu Âu đã bị bao trùm bởi mây phóng xạ. Xuống phía Nam, phóng xạ ghi nhận tại thủ đô Algiers của Algeria. Hệ thống báo động tấn công hạt nhân của Israel kêu vang ngày 2/5/1986, khiến người ta tưởng một cuộc tấn công của các nước Arab diễn ra.

Thành phố xa nhất ở châu Á ghi nhận phóng xạ là Mumbai của Ấn Độ.

CHÍNH PHỦ PHÁP NGÂY THƠ KHÓ TIN

Chuyện thật như đùa xảy ra ở nước Pháp. Không hiểu có tay nào mua điểm lọt được vào chính phủ Pháp mà sau vụ Chernobyl Pháp tuyên bố phóng xạ đã dừng ở biên giới Italy (trong khi nó đã bay đến Mỹ rồi). Hậu quả là chính phủ Pháp không đưa ra biện pháp phòng ngừa y tế nào cho người dân, trong khi bên kia eo biển, người Anh bật báo động cho London lần đầu sau Thế chiến.

À rồi, tay mua điểm đó là Francois Guillaume, bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp. Tuyên bố ''lãnh thổ Pháp, nhờ cách xa đã tránh được bụi hạt nhân phát ra từ nhà máy Chernobyl''

Rồi? Hàng nghìn người Pháp mắc bệnh ung thư tuyến giáp, căn bệnh đặc trưng của Chernobyl đến nỗi người ta bảo là 'ung thư Chernobyl'. Họ lập ra Hội bệnh nhân tuyến giáp Pháp (AFMT) kiện chính phủ Pháp từ tháng 3/2001. Đến tháng 11/2012, họ THUA KIỆN

Chắc một tay mua điểm nữa lọt vào tòa án Pháp rồi!

THỤY ĐIỂN GÁNH CHỊU HẬU QUẢ CỦA CHERNOBYL?

Miền bắc Thụy Điển đã hấp thụ toàn bộ 5% chất phóng xạ Caesium-137 mà Chernobyl thải vào không khí. Giống như các dạng phóng xạ khác, Caesium-137 này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Thuỵ Điển tuyên bố "hiệu ứng Chernobyl" là lời giải thích duy nhất cho 849 ca bệnh ung thư mà họ đã gặp. ĐH Linkoeping, Thuỵ Điển, đã điều tra các ca bệnh ung thư trong hơn 1,1 triệu người từng tiếp xúc với bụi phóng xạ rơi xuống miền bắc Thuỵ Điển từ năm 1988 đến 1996. Nhận thấy trong số 22.400 trường hợp phát bệnh, 849 người có thể có liên quan đến thảm họa Chernobyl.

''Sau khi tính đến các nhân tố như khói bụi, mật độ dân số và tuổi tác, thì dường như bụi phóng xạ là hướng giải thích duy nhất cho những ca bệnh này. "Chúng tôi đã cố gắng hết sức để tìm ra lời giải khác, song không thể". "Trong tất cả các phương pháp thống kê đã được áp dụng, chúng tôi đều thấy có sự gia tăng ca bệnh ung thư một cách toàn diện. Điều đó chỉ ra rằng đó là ảnh hưởng của Chernobyl".

Tuần lộc, loài đặc trưng của Bắc Âu, rất nhạy cảm với phóng xạ. Các nguyên tử của nó bị thương trong địa y mà tuần lộc gặm cỏ. Và năm đó, gần 80% thịt tuần lộc Thụy Điển đã bị ô nhiễm quá mức để bán. Nông dân tuần lộc đã phải thay đổi tập quán của họ, phải giết thịt tuần lộc vào đầu năm trước khi chúng có cơ hội ăn rêu.

Chính quyền Thụy Điển đã tăng giới hạn cho phép bức xạ cho phép trong cá nước ngọt, quả dại và nấm, dựa trên quan điểm của họ rằng những thực phẩm này chỉ chiếm một chút trong chế độ ăn kiêng của Thụy Điển. Nhưng ngay cả cho đến ngày nay, một phần nhỏ của tuần lộc không thể được bán vì chúng có quá nhiều nguyên tố phóng xạ.

Hai mươi năm sau thảm hoạ, những quy định hạn chế về sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm bụi phóng xạ Chernobyl vẫn có hiệu lực. Tại Anh quốc, 374 trang trại với diện tích 750 km2 và 200.000 con cừu thuộc diện hạn chế này. Tại nhiều vùng tại Thụy Điển và Phần Lan, các quy định được áp dụng cho các loại động vật nuôi, gồm cả tuần lộc, trong tự nhiên và gần tự nhiên.

Tham khảo
 -WHO Chernobyl report 2006 (pdf)
 -25 years after Chernobyl, how Sweden found out - Radio Sweden
-Lời nguyện cầu từ Chernobyl -Svetlana Alexievich (các bác chịu khó mua sách đọc, google không có)
-Chernobyl khiến người Thụy Điển ung thư? (Vnexpress 22/11/2004)
-Chernobyl: Tội ác không trừng phạt - Alla Yaroshinskaya (cái này có đọc online trên google)
Ảnh: Claes-Göran Runermark, người phát lệnh sơ tán nhà máy Forsmark ngày 28/4/1986