Vương triều nhà Trần tồn tại 175 năm (từ 1225 - đến 1400), tên quốc hiệu của Đại Việt, kinh đô tại Thăng Long. Nhà Trần là một chế độ quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi năm 1225.
Tổ tiên Nhà Trần là Trần Kính vốn gốc ở Đông Triều (Quảng Ninh) làm nghề đánh cá, sau chuyển đến đến ở hương Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), sinh ra Trần Hấp, Trần Hấp sinh ra Trần Lý. Trần Lý lại sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung.
Trần Thừa, là một quan hậu cận của triều Lý, hiểu biết về quan trường chính trị nhà Lý, lúc này Trần Thủ Độ vốn là cháu Trần Lý coi Trần Thừa như anh em, cả 2 làm quan to trong triều. Trần Thừa sinh ra Trần Liễu và Trần Cảnh.
Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của nhà Lý truyền ngôi (Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu - 1225), Việc ông được phong làm vua nói riêng và triều đại nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ vào nỗ lực của Trần Thủ Độ, chú của Trần Cảnh. Lúc đó Trần Thủ Độ là Điện Điền chỉ huy sứ vào thời nhà Lý.
Ông là một vị vua biết sử dụng nhân tài, chăm sóc đất nước, thực hiện con đường ngoại giao linh hoạt nhưng cứng rắn để đối phó với tham vọng xâm lược của quân đội Mông Nguyên. Năm 1278, sau chiến tranh, ông truyền lại ngai vàng cho con trai mình, Thái tử Trần Khâm (sau này là vua Trần Nhân Tông), trở về Bắc cung và trở thành một nhà sư, nghiên cứu Phật giáo, viết sách.
Trần Nhân Tông là một vị vua được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử. Trong thời gian trị vì, ông đã lãnh đạo nhân dân qua 2 cuộc chống xâm lược Nguyên Mông (1285 và 1287).
Sau khi mặt trận Thanh - Nghệ bị vỡ, địch tấn công Trường Yên để bắt 2 vị vua (Thánh Tông và Nhân Tông). Trần Quốc Tuấn đưa hai vị vua Trần đến Quảng Ninh. Tháng 4 năm 1285, ông đưa hai vị vua vượt biển đến Thanh Hóa để tránh sự truy đuổi của kẻ thù. Tháng 5 năm 1285, Hưng Đạo Vương dẫn quân ra Bắc và bắt đầu tấn công địch trên mọi mặt trận từ Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp .v.v.. Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta giải phóng kinh đô Thăng Long. , truy đuổi kẻ thù ở bờ bắc sông Hồng, Thóat Hoan đã phải vào ống đồng để tránh bị bắn bởi những mũi tên để những người lính có thể khiêng chạy trở về nươc. Cùng lúc đó, Toa Do dẫn quân lên sông Hồng vào Thăng Long nhưng tại Tây Kết bị quân ta giết chết trong trận chiến, cuộc xâm lược của Nguyễn - Mông lần thứ 2 bị đánh bại hoàn toàn.
Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Ông mất năm 1308, chôn ở lăng Quy Đức.
Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, võ có Phạm Ngũ Lão đều là người có tài trí cả. Thời bấy giờ vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình. Có thể coi đó là thời rất thịnh của nhà Trần vậy. Tuy nhiên, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dù có khen nhưng vẫn phê phán ông là quá mộ đạo Phật: Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần.
Ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu - 1357, Minh Tông mất, thọ 58 tuổi.
Năm Kỷ Dậu - 1369 vua Dụ Tông mất, ở ngôi được 28 năm, thọ 34 tuổi.
Nhật Lễ lên làm vua muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần. Hắn giết bà Hoàng Thái Hậu và Cung Định Vương. Cung Tĩnh Vương hoảng sợ bỏ trốn lên Đà Giang. Các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh giết chết Nhật Lễ rồi lên Đà Giang rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức là Trần Nghệ Tông.
Vua dẹp yên được nạn bên trong, khôi phục cơ đồ nhà Trần, song cung kính kiệm ước thì có thừa mà cương nghị, quyết đoán lại không đủ. Bên ngoài, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân vượt biển vào cửa Đại An tiến đánh kinh đô Thăng Long, quân Trần chống không nổi. Vua Nghệ Tông phải bỏ kinh thành chạy sang Đình Bảng lánh nạn. Quân Chiêm Thành vào đốt sạch cung đình, bắt đàn bà con gái, lấy hết tiền bạc châu báu rồi rút quân về. Ngày 9 tháng 11 năm Nhâm Tý - 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính, lui về Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.
Tháng 12 năm 1376, nghe lời tấu man của Đỗ Tử Bình (trấn thủ Hóa Châu), nhà vua thân chinh đem 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành, tháng Giêng năm 1377 bị quân của Chế Bồng Nga phục kích. Vua chết trong đám loạn quân.
Vua Nghệ Tông vốn u mê, nhu nhược không làm được việc gì. Ngày 6 tháng 12 năm 1388, thượng hoàng Nghệ Tông giáng Phế Đế xuống làm Linh đức Đại vương, sau đó bắt thắt cổ chết, và lập con út của mình lên làm vua là Trần Thuận Tông.
Ngày 15 tháng 12 năm Giáp Tuất - 1394, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly lên làm phụ chính Thái sư, thâu tóm toàn bộ quyền bính để dễ đường cướp ngôi vua. Hồ Quý Ly quyết định dời đô vào Thanh Hoá, xây thành Tây Đô ( ở động An Tôn, Vĩnh Lộc). Tháng 3 năm 1398 ép Thuận Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Án để đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hoá).
Mọi quyền hành trong triều đều do 3 cha con Hồ Quý Ly nắm giữ, Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400), vua Thiếu Đế bị Hồ Quý Ly ép nhường ngôi. Triều đại Nhà Trần kết thúc.
..........................
tài liệu lịch sử nhà trần tiểu sử đời nhà trần nhà hồ các đời vua nhà lý các nhân vật lịch sử thời trần cuộc chi loạn cuối nhà trần nhà tiền lê trần thái tông, nhân vật lịch sử thời trần các danh tướng thời trần tài liệu lịch sử nhà trần, trong các nhân vật lịch sử thời trần, em yêu thích nhất nhân vật nào vì sao tiểu sử đời nhà trần bộ luật thời trần các đời vua nhà lý các danh tướng thời lý trần nhân tông
Trong thời kỳ nắm quyền, triều Trần vẫn ở kinh đô cũ là Thăng Long, tiếp tục mở rộng và phát triển thịnh vượng từ triều Lý. Dưới triều đại Nhà Trần, các lực lượng quân sự phát triển là căn cứ chính để quân Trần tiêu diệt cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Nguyên qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Lúc này, xuất hiện một vị tướng kiệt xuất tên là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; người đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng Mông Nguyên năm 1285 và 1287.
Vương triều Nhà Trần |
Trần Thừa, là một quan hậu cận của triều Lý, hiểu biết về quan trường chính trị nhà Lý, lúc này Trần Thủ Độ vốn là cháu Trần Lý coi Trần Thừa như anh em, cả 2 làm quan to trong triều. Trần Thừa sinh ra Trần Liễu và Trần Cảnh.
1. Trần Thái Tông - Trần Cảnh
Trần Thái Tông, tên thật là Trần Cảnh (17/7/1218 - 04/5/1277) là vị vua đầu tiên của triều Trần, ở lại ngai vàng hơn 32 năm (1225-1258), cũng làm Thái Thượng Hoàng được 19 năm. Trong thời gian ở ngôi báu, Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung (1225-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258).Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của nhà Lý truyền ngôi (Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu - 1225), Việc ông được phong làm vua nói riêng và triều đại nhà Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ vào nỗ lực của Trần Thủ Độ, chú của Trần Cảnh. Lúc đó Trần Thủ Độ là Điện Điền chỉ huy sứ vào thời nhà Lý.
Đại thắng Mông Cổ xâm lược lần 1 năm 1858
Vào tháng 1 năm 1258, nhà vua Mông Cổ đã phái tướng Ngột Lương Hợp Thái chỉ huy hơn 5 vạn quân kỵ từ Vân Nam tấn công Đại Việt để bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược đầu tiên. Sau khi địch xâm chiếm biên giới, vua Trần Thái Tông đã tổ chức trận đánh ở Bình Lê Nguyên. Trước những kẻ xâm lược mạnh mẽ, nhà vua đã rút khỏi thành Thăng Long với kế hoạch " vườn không nhà trống". Quân Mông vào thành, không có thức ăn, nên các binh sĩ hoảng loạn. Chờ thời cơ đến quân Trần tập hợp lực lượng tổ chức phản công, Vào ngày 29 tháng 1 năm 1258, vua Trần đã đánh bại kẻ thù từ kinh đô và buộc giặc Mông Cổ phải chạy trốn về nước.Xem thêm: Top 7 vị Đại Tướng kiệt xuất nhất thời Nhà Trần
2. Trần Thánh Tông - Trần Hoảng
Trần Thánh Tông (1240-1291) tên thật Trần Hoảng là vị vua thứ hai của triều Trần, ở lại ngai vàng trong 21 năm (1258-1278) và Thái Thượng Hoàng 13 năm. Trong thời gian ở ngai vàng, Trần Thánh Tông đã thay đổi danh hiệu hai lần: Thiện Long (1258-1272) và Bảo Phú (1273-1278).Ông là một vị vua biết sử dụng nhân tài, chăm sóc đất nước, thực hiện con đường ngoại giao linh hoạt nhưng cứng rắn để đối phó với tham vọng xâm lược của quân đội Mông Nguyên. Năm 1278, sau chiến tranh, ông truyền lại ngai vàng cho con trai mình, Thái tử Trần Khâm (sau này là vua Trần Nhân Tông), trở về Bắc cung và trở thành một nhà sư, nghiên cứu Phật giáo, viết sách.
3. Trần Nhân Tông - Trần Khâm
Trần Nhân Tông( 1258-1308) tên thật là Trần Khâm, là nhà vua thứ ba của nhà Trần , ở ngôi 15 năm (1278-1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì là Thiệu Bảo, Trùng Hưng.Trần Nhân Tông là một vị vua được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử. Trong thời gian trị vì, ông đã lãnh đạo nhân dân qua 2 cuộc chống xâm lược Nguyên Mông (1285 và 1287).
Kháng chiến Chống Nguyên Mông Lần thứ 2
Vào cuối năm 1284, Hốt Tất Liệt chỉ dụ con trai của mình là Thoát Hoan lãnh đạo 50 vạn đại quân chia thành 3 hướng để tấn công Đại Việt. Lực lượng chính, do Thoát Hoan chỉ huy, tiến vào Lạng Sơn, một cánh khác từ Vân Nam tiến xuống và đội quân thứ ba do Toa Đô từ Chiem Thanh đánh lên. Cuối tháng 1 năm 1285, Trần Quốc Tuấn đưa quân ra chặn địch ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Đồng, Văn Kiếp ... Cuối tháng 2 năm 1285, vua Trần thực hiện rút lui về Thiên Trường và Trương Yên, tránh mũi nhọn của giặc, giặc Thát đã chiếm kinh thành Thăng Long. Cùng Lúc này, Toa Đô từ Chiêm Thành đánh chiếm vào Nghệ An.Sau khi mặt trận Thanh - Nghệ bị vỡ, địch tấn công Trường Yên để bắt 2 vị vua (Thánh Tông và Nhân Tông). Trần Quốc Tuấn đưa hai vị vua Trần đến Quảng Ninh. Tháng 4 năm 1285, ông đưa hai vị vua vượt biển đến Thanh Hóa để tránh sự truy đuổi của kẻ thù. Tháng 5 năm 1285, Hưng Đạo Vương dẫn quân ra Bắc và bắt đầu tấn công địch trên mọi mặt trận từ Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp .v.v.. Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta giải phóng kinh đô Thăng Long. , truy đuổi kẻ thù ở bờ bắc sông Hồng, Thóat Hoan đã phải vào ống đồng để tránh bị bắn bởi những mũi tên để những người lính có thể khiêng chạy trở về nươc. Cùng lúc đó, Toa Do dẫn quân lên sông Hồng vào Thăng Long nhưng tại Tây Kết bị quân ta giết chết trong trận chiến, cuộc xâm lược của Nguyễn - Mông lần thứ 2 bị đánh bại hoàn toàn.
Kháng chiến Chống Nguyên Mông Lần thứ 3 (1287 - 1288)
Vào tháng 12 năm 1287, nhà vua Nguyên đã ra lệnh cho Thoát Hoan chia 60 vạn đại quân thành ba đạo để tấn công Đại Việt lần thứ ba. Tháng 2 năm 1288, quân Nguyên tấn công Thăng Long. Trần Quốc Tuấn chỉ huy kháng chiến, chủ trương tiếp tục thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống" đồng thời tổ chức các cuộc tập kích vào hâu cần quân lương của quân Nguyên do O Mã Nhi chỉ huy. Bị phục kích nhiều nơi, nguy khốn vì thiếu lương, Thoát Hoan quyết định rút khỏi Đại Việt. Tháng 4 năm 1288, O Ma Nhi dẫn thủy quân tính chạy ra biển nhưng bị Trần Quốc Tuấn chặn đánh tơi bời ở sông Bạch Đằng Sau chiến thắng tại Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn tiếp tục tấn công cánh quân của Thoát Hoan. Đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, Đại Việt toàn thắng.Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Ông mất năm 1308, chôn ở lăng Quy Đức.
Xem thêm Trần Thủ Độ - công thần của triều Trần, tội thần của nhà Lý...
4. Trần Anh Tông - Trần Thuyên
Trần Anh Tông(1276-1320) tên thật là Trần Thuyên, là nhà vua thứ tư của nhà Trần, ở ngôi 21 năm (1293-1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Niên hiệu trong đời vua Trần Anh Tông là Hưng Long.Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, võ có Phạm Ngũ Lão đều là người có tài trí cả. Thời bấy giờ vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình. Có thể coi đó là thời rất thịnh của nhà Trần vậy. Tuy nhiên, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dù có khen nhưng vẫn phê phán ông là quá mộ đạo Phật: Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần.
Xem thêm Hưng Đạo Vương dã sử phiếm đàm | hài hước cuộc đời Trần Quốc Tuấn...
5. Trần Minh Tông (1314 - 1329)
Tên húy là Mạnh, con thứ tư của Trần Anh Tông. sinh năm Canh Tý - 1300. Trần Minh Tông có lòng nhân hậu, biết tôn trọng nhân tài nên có nhiều hiền thần dưới trướng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài, nhưng đã quá tin bọn nịnh thần giết oan chú ruột, đồng thời là bố vợ là Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn, một lỗi lầm lớn của Trần Minh Tông. Năm Ất Tỵ - 1329 nhường ngôi cho thái tử Vượng.Ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu - 1357, Minh Tông mất, thọ 58 tuổi.
6. Trần Hiến Tông (1329 - 1341)
Tên húy là Vượng, con bà Minh Từ hoàng thái phi Lê Thị, sinh ngày 17 tháng 5 năm Kỷ Mùi - 1319. Năm 1329 lên ngôi vua mới 10 tuổi, ở ngôi 12 năm, nhưng việc điều khiển triều chính đều do Thượng hoàng Minh Tông đảm nhận. Năm Tân Tỵ - 1341 Trần Hiến Tông mất, thọ 23 tuổi.Xem thêm Căn cứ Vạn Kiếp và tầm nhìn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn...
7. Trần Dụ Tông - Trần Hạo (1341 - 1369)
Tên húy là Trần Hạo, con thứ 10 của Minh Tông, Năm 1358 đổi niên hiệu là Đại Trị. Thượng hoàng Minh Tông mất, các trung thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng đã mất, bọn gian thần kéo bè kéo đảng, Dụ Tông thì rượu chè chơi bời quá độ khiến cho triều đình đổ nát, giặc giã nổi lên như ong, nhân dân cực khổ trăm bề. Chu Văn An dâng "Thất trảm sớ" xin chém đầu 7 tên gian thần, nhưng vua không nghe, ông liền treo ấn từ quan về dạy học.Năm Kỷ Dậu - 1369 vua Dụ Tông mất, ở ngôi được 28 năm, thọ 34 tuổi.
Biến loạn Dương Nhật Lễ
Dụ Tông mất thì bão táp ở cung đình nhà Trần nổi lên vì bà Hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc Vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Mẹ Nhật Lễ là một đào hát đã lấy kép hát là Dương Khương có thai rồi mới bỏ chồng mà lấy Cung Túc Vương sinh ra Nhật Lễ.Nhật Lễ lên làm vua muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần. Hắn giết bà Hoàng Thái Hậu và Cung Định Vương. Cung Tĩnh Vương hoảng sợ bỏ trốn lên Đà Giang. Các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh giết chết Nhật Lễ rồi lên Đà Giang rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức là Trần Nghệ Tông.
8. Trần Nghệ Tông (1370 - 1372)
Tên húy là Trần Phủ, con thứ ba của Minh Tông, mẹ đẻ là thứ phi họ Lê, ở ngôi được 2 năm, nhường ngôi 27 năm, thọ 74 tuổi.Vua dẹp yên được nạn bên trong, khôi phục cơ đồ nhà Trần, song cung kính kiệm ước thì có thừa mà cương nghị, quyết đoán lại không đủ. Bên ngoài, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân vượt biển vào cửa Đại An tiến đánh kinh đô Thăng Long, quân Trần chống không nổi. Vua Nghệ Tông phải bỏ kinh thành chạy sang Đình Bảng lánh nạn. Quân Chiêm Thành vào đốt sạch cung đình, bắt đàn bà con gái, lấy hết tiền bạc châu báu rồi rút quân về. Ngày 9 tháng 11 năm Nhâm Tý - 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính, lui về Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.
9. Trần Duệ Tông (1372-1377)
Tên húy là Trần Kính, con thứ 11 của Minh Tông, em Nghệ Tông, mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi. Sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu - 1337. Khi Nghệ Tông lánh nạn, Trấn Kính chiêu mộ quân lính, vũ khí, lương thực để đánh Nhật Lễ, đón Nghệ Tông về, nên được nhường ngôi, làm vua được 5 năm, thọ 41 tuổi. Duệ Tông ương gàn, cố chấp, không nghe lời can, khinh thường quân giặc nên mang hoạ vào thân.Tháng 12 năm 1376, nghe lời tấu man của Đỗ Tử Bình (trấn thủ Hóa Châu), nhà vua thân chinh đem 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành, tháng Giêng năm 1377 bị quân của Chế Bồng Nga phục kích. Vua chết trong đám loạn quân.
10. Trần Phế Đế (1377-1388)
Tên húy là Trần Hiệu, con trưởng của Duệ Tông, mẹ là bà Gia Từ hoàng hậu Lê Thị, sinh ngày 6 tháng 3 năm Tân Sửu - 1361. Khi Duệ Tông chết Nghệ Tông lập Hiệu lên ngôi vua.Vua Nghệ Tông vốn u mê, nhu nhược không làm được việc gì. Ngày 6 tháng 12 năm 1388, thượng hoàng Nghệ Tông giáng Phế Đế xuống làm Linh đức Đại vương, sau đó bắt thắt cổ chết, và lập con út của mình lên làm vua là Trần Thuận Tông.
11. Trần Thuận Tông (1388-1398)
Tên húy là Trần Ngung, là con út của Nghệ Tông, ở ngôi được 10 năm, xuất gia hơn 1 năm, thì bị Hồ Quý Ly giết, thọ 22 tuổi. Vua chỉ ngồi giữ ngôi không, còn việc nước thì ở trong tay bố vợ là Hồ Quý Ly.Ngày 15 tháng 12 năm Giáp Tuất - 1394, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly lên làm phụ chính Thái sư, thâu tóm toàn bộ quyền bính để dễ đường cướp ngôi vua. Hồ Quý Ly quyết định dời đô vào Thanh Hoá, xây thành Tây Đô ( ở động An Tôn, Vĩnh Lộc). Tháng 3 năm 1398 ép Thuận Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Án để đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hoá).
12. Trần Thiếu Đế (1398-1400)
Trần Thiếu Đế là vua thứ 12 và là vua cuối cùng của nhà Trần, tên húy là Trần An. Trần Thiếu Đế là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Thánh Ngẫu (con gái của Hồ Quý Ly). Trần Thiếu Đế sinh năm 1396, lên ngôi tháng 3 năm Mậu Dần (1398) lúc mới chỉ có 2 tuôi, thậm chí còn chưa biết lạy.Mọi quyền hành trong triều đều do 3 cha con Hồ Quý Ly nắm giữ, Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400), vua Thiếu Đế bị Hồ Quý Ly ép nhường ngôi. Triều đại Nhà Trần kết thúc.
..........................
tài liệu lịch sử nhà trần tiểu sử đời nhà trần nhà hồ các đời vua nhà lý các nhân vật lịch sử thời trần cuộc chi loạn cuối nhà trần nhà tiền lê trần thái tông, nhân vật lịch sử thời trần các danh tướng thời trần tài liệu lịch sử nhà trần, trong các nhân vật lịch sử thời trần, em yêu thích nhất nhân vật nào vì sao tiểu sử đời nhà trần bộ luật thời trần các đời vua nhà lý các danh tướng thời lý trần nhân tông
Trong thời kỳ nắm quyền, triều Trần vẫn ở kinh đô cũ là Thăng Long, tiếp tục mở rộng và phát triển thịnh vượng từ triều Lý. Dưới triều đại Nhà Trần, các lực lượng quân sự phát triển là căn cứ chính để quân Trần tiêu diệt cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Nguyên qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Lúc này, xuất hiện một vị tướng kiệt xuất tên là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; người đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng Mông Nguyên năm 1285 và 1287.