Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Vì sao T 34 là xe tăng hiệu quả nhất CTTG thứ 2

Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung của Liên Xô chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Và T34 cũng được biết đến là xe tăng hiệu quả nhất. Tại sao lại như vậy?

T-34 đã cách mạng hoá cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới mặc dù về giai đoạn sau chiến tranh có nhiều xe tăng mang giáp trụ và hỏa lực trội hơn T-34, nó vẫn được đánh giá là loại xe tăng hiệu quả nhất và có thiết kế gây ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hỏa lực và độ tin cậy và khả năng bảo trì của xe,  nó cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất, một số chiếc hiện vẫn còn được sử dụng. 
Vì sao T34 là xe tăng hiệu quả nhất chiến tranh tg thứ 2
Vì sao T 34 là xe tăng hiệu quả nhất CTTG thứ 2
Tuy nhiên những lợi thế này của xe lúc ban đầu bị hạn chế nhiều do tổ lái được huấn luyện kém, thiếu hụt hệ thống liên lạc bộ đàm và chiến thuật sử dụng kém. Hệ thống tháp pháo hai người điều khiển - khá phổ biến ở xe tăng Liên Xô thời đó - khiến người xa trưởng phải kiêm luôn nhiệm vụ bắn súng và nó tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ thống tháp pháo ba người (xa trưởng, pháo thủ và người nạp đạn), tuy nhiên điểm yếu này đã được khắc phục ở phiên bản nâng cấp T-34/85.

Xe tăng T-34 được phát triển từ loại xe tăng trinh sát (cruiser tank) BT và được dùng để thay thế các loại xe tăng như BT-5, BT-7 và loại xe tăng hỗ trợ bộ binh (infantry tank)T-26.  Thiết kế của T–34 đã phối hợp được những phát triển từ cả của người Mỹ và cả người Đức. Năm 1931, người Nga mua 2 chiếc xe tăng Christie của Mỹ. Hệ thống treo của chiếc Christie được hợp nhất vào xe T– 34. Thông thường, nó được lắp động cơ diesel kiểu chữ V 500 sức ngựa được phát triển từ động cơ diesel của BMW.

Nguyên mẫu đầu tiên của T–34 được hoàn thành vào đầu năm 1939. Tháng 9 năm 1940, T–34 được đưa vào sản xuất và được trang bị pháo 76.2 mm. T–34 được đưa vào sử dụng trước khi những thử nghiệm chính thức được hoàn thành. Nó được chế tạo tại nhiều nhà máy khác nhau.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi nhận nhiều trường hợp T–34 bị bắn bay mất tháp pháo đã dễ đàng được sửa chữa trong điều kiện dã chiến, lắp tháp pháo mới và lại tham gia chiến đấu. Xe cũng khá nhẹ và động cơ làm mát bằng nước làm tăng độ tin cậy của động cơ cũng như tăng khoảng cách hoạt động của xe. Tốc độ của T–34 cũng là một lợi thế chính yếu so với các xe tăng Đức: Tốc độ tối đa trung bình của các xe tăng Đức là 25 dặm (khoảng 40 km)/giờ trong khi tốc độ tối đa của T–34 là 32 dặm (khoảng 50 km)/giờ. Vỏ thép nghiêng cũng giúp cho T–34 có được sự bảo vệ tốt chống lại đạn pháo Đức.

Ưu điểm lớn nhất của xe T-34 chính là tính rất dễ sản xuất của nó: Liên Xô có thể chịu đựng được mức tổn thất lớn của T-34 trên chiến trường vì hệ thống nhà máy của họ cho phép sản xuất ra rất nhanh hàng nghìn chiếc khác. Trong khi xe tăng của Đức đòi hỏi nhiều giờ công lao động, chi phí và thợ lành nghề để chế tạo, xe T-34 có thể được chế tạo với các thiết bị đơn giản và thợ cơ khí bậc trung. Các nhà máy T-34 nằm sâu sau dãy Ural nơi không bị ảnh hưởng của các cuộc ném bom của không quân Đức và có thể tăng công suất sản xuất hỗ trợ cho nhau để bù cho số bị thiếu hụt khi một nhà máy gặp vấn đề. Với cùng một chi phí, phía Đức sản xuất 1 xe tăng Tiger thì phía Liên Xô có thể sản xuất 7-8 xe T-34. Do đó trong chiến trận phía Đức phải tiêu diệt được 7-8 xe tăng Nga với mức tổn thất 1 xe tăng Tiger của mình thì mới có cơ hội thay đổi được so sánh lực lượng có lợi về phía mình, tỷ lệ này phía Đức không thể nào có thể đạt được. T-34 là loại xe tăng chủ lực của Liên Xô trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nó là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Xe tăng T-34 liên tục được cải tiến trong suốt cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm tăng tính hiệu quả và giảm giá thành, điều này khiến càng lúc càng nhiều xe tăng T-34 được tung ra mặt trận. Đầu năm 1944, T-34 được trang bị pháo 85 mm hỏa lực mạnh hơn, cho phép nó có thể chiến đấu ngang cơ với loại Tiger ở cự ly gần; cùng với vỏ thép tốt hơn; tháp pháo ba người, phẳng hơn biến nó thành mục tiêu có kích thước nhỏ hơn. Kiểu này được gọi là xe tăng T-34/85. Cho đến cuối cuộc chiến, dòng tăng T-34 linh loạt và giá thành thấp đã thay thế nhiều loại tăng hạng nhẹ và hạng nặng của Liên Xô, trở thành loại xe tăng được sản xuất chủ yếu trong quân độ Liên Xô lúc đó.

Thiết kế cách mạng của T-34 đã làm cho xe tăng T34 là xe tăng hiệu quả nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2.
**Chiến Thuật Xe Tăng**