Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Huyền thoại xe tăng T 34 ở chiến trường Việt Nam.

Chiến Thuật Xe Tăng⚔️ Huyền thoại xe tăng T 34 ở chiến trường Việt Nam.


18 giờ 33 phút ngày 13/7/1960, tại ga Vĩnh Yên, chiếc xe tăng T-34 mang số hiệu 114 dưới sự điều khiển của Trung sĩ Đào Văn Bàn đã rời toa tàu, đây là thời khắc bộ đội Tăng - Thiết giáp Việt Nam chính thức tiếp nhận những vũ khí trang bị đầu tiên.
Huyền thoại xe tăng T 34 ở chiến trường Việt Nam.
Huyền thoại xe tăng T 34 ở chiến trường Việt Nam.

Tuy nhiên, phải đến cuối năm 1970, Tiểu đoàn xe tăng 397 thuộc Trung đoàn 202 trang bị xe T-34 mới được đưa vào nam Quân khu 4 để chuẩn bị tham gia chiến dịch phản công Đường 9- Nam Lào cùng các Tiểu đoàn 297 (trang bị T-54/59) và 198 (trang bị PT-76). Khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng xe tăng T-34-85 tiến công quân Mỹ lần đầu tiên trong Chiến dịch đường 9 - Nam Lào tháng 3/1971.


Năm 1971, T-34 tham gia chiến dịch Cánh đồng Chum tại Lào. Tiểu đoàn 195 thuộc Trung đoàn 202, có 2 đại đội 9 và 18, trang bị 18 xe T-34, 3 xe PT-76 và 4 xe thiết giáp K-63. Các xe tăng đã dẫn đầu mũi tấn công, chi viện bộ binh tiêu diệt từng lô cốt công sự, đánh chiếm các cứ điểm.

Huyền thoại xe tăng T 34ở chiến trường Việt Nam
Huyền thoại xe tăng T 34ở chiến trường Việt Nam/ Chiến Thuật Xe Tăng
Năm 1972, tại Quảng Trị, lực lượng xe tăng tham gia cuộc Tổng tiến công năm 1972 gồm 2 trung đoàn 202 và 203, song số lượng T-34 chỉ có 10 xe được biên chế vào Đại đội 7, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 203. Trong đó nổi bật là trận đánh ngày 17/8/1972, chỉ 1 xe T-34 số 164 đã đánh tan 1 đại đội ở La Vang, diệt 37 lính.

Trong các ngày 24 và 25/3/1975, Đại đội 7 tiếp tục cùng bộ binh tiến công quận lỵ Hướng Điền và truy kích đến Bắc Thuận An, góp phần giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 25/3/1975. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của các T-34 tại chiến trường Việt Nam.

Huyền thoại xe tăng T 34ở chiến trường Việt Nam
Huyền thoại xe tăng T 34ở chiến trường Việt Nam/ Chiến Thuật Xe Tăng
Trong suốt 15 năm, đã có hàng trăm chiếc T-34 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong suốt chiến tranh, tuy nhiên do đã lạc hậu về vỏ giáp và hỏa lực, vai trò của nó không nổi bật như xe tăng T-54. Đến thập niên 1980, một số chiếc T-34 đã được tháo dỡ để lấy tháp pháo làm công sự hỏa lực trên một số đảo ở Trường Sa.

Đến năm 2010, T-34-85 không còn nằm trong lực lượng trực chiến của quân đội Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều chiếc vẫn nằm trong các kho dự trữ hoặc để thực hiện huấn luyện.
**Chiến Thuật Xe Tăng**