Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Vì sao Vẹt, Yểng học được tiếng người?

Mấy giờ rồi?, chào bác! tạm biệt..... bạn sẽ không lạ gì khi đó là tiếng của một chú vẹt tinh nghịch, nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao chúng nói được?
Thực ra đại não của vẹt không phát triển như đại não của người, không có sẵn điều kiện để biết nói. Những câu phát âm đơn giản của chúng chỉ là một điều kiện bắt chước vô thức mà phải do người dạy mới hình thành.

con vẹt
Vẹt Blue and gold thuộc dòng vẹt Ara lớn nhất Thế giới
Bất kỳ con chim có khả năng nhái tiếng nào cũng có một phần đặc biệt của não dành cho việc này gọi là “Song system”. Tuy nhiên hệ thống này của vẹt lại được chia thành 2 lớp, một lớp lõi bên trong và một lớp vỏ bên ngoài. Tất cả các con chim có khả năng nhái tiếng đều giống nhau ở lớp lõi bên trong, chỉ duy nhất loài vẹt có lớp vỏ bên ngoài. Chính lớp vỏ này cho phép vẹt có khả năng nói nổi trội hơn các loài khác.

Trong trạng thái hoang dã hiếm thấy con vẹt nào nói được. Vẹt nuôi đầy đủ điều kiện cần thiết để nói: Thời gian, cảm hứng và tinh thần. Vẹt hoang dã thiếu sự gần gũi để nói, Vẹt thực sự chỉ có khả năng nói tốt trong môi trường nuôi nhốt, khi chúng coi nhà là môi trường xã hội mới, và con người là đồng loại, cộng đồng cần giao tiếp, khi chủ là đối tượng chúng hướng tới, mong muốn chia sẻ.

Ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm còn cần sự kết hợp từ vựng và quy luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra trong bộ não. Cấu trúc khác biệt bên trong bộ não vẹt khiến chúng có khả năng bắt chước âm thanh và lời nói của con người, bên cạnh đó các loài vẹt, yểng có thể nói được những câu đơn giản là chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và đầy thịt nên chúng biết lặp lại một chuỗi âm tiết mà người ta dạy cho nó. Chưa bao giờ người ta thấy chúng nói được những câu phức tạp.
chim yểng
Chim Yểng - Một trong những loài có thể bắt chước tiếng người
Theo Telegraph, nghiên cứu mới kiểm tra não của 8 loài vẹt khách nhau ở Australia, New Zealand, Amazon, Nam Mỹ và châu Phi. Kết quả cho thấy, ngoài phần trung tâm "lõi" bên trong não giúp vẹt kiểm soát việc học phát âm, não vẹt còn có thêm phần "vỏ", hay "vòng bên ngoài" liên quan đến quá trình học nói. Não của những con vẹt Kea ở New Zealand cổ xưa nhất có một cấu trúc "vỏ" sơ khai. Các tế bào thần kinh trong vỏ có thể hình thành ít nhất 29 triệu năm trước đây. Hầu hết vùng não học tập của vẹt nằm ở khu vực não điều khiển chuyển động, khiến một số loài vẹt có khả năng học nhảy theo nhạc.

Vậy liệu vẹt có hiểu những gì mình nói?

Câu trả lời là có, nếu để tự nhiên bình thường sẽ chỉ ở mức đơn giản. Vẹt có thể hiểu các cụm từ mình nói theo ngữ cảnh hơn là ngữ nghĩa.  Vẹt cũng rất thích và biết cách kết hợp các âm thanh kèm theo cảm xúc, được nói ra trong lúc phấn khích và hỗn loạn, chính vì thế nó học rất nhanh các câu quát tháo và chửi bậy. Vẹt hoàn toàn có thể hiểu những gì nó nói, nếu được đào tạo cẩn thận, Chú vẹt xám Alex có thể định lượng 2 thứ là “Giống nhau”, “Khác nhau”, có thể so sánh “Lớn hơn”, “nhỏ hơn”.Vốn từ vựng của Alex là khoảng 100 từ, không quá lớn, chỉ ở mức trung bình so với vẹt xám. Tuy nhiên nó có thể hiểu, sử dụng thuần thục và thậm chí sáng tạo. Vào sinh nhật, khi được tặng một chiếc bánh, Alex nói “Ngon quá”. Nó cũng sáng tạo ra một từ mới là “bannery” dùng để chỉ quả chuối, mọi người cho rằng nguyên nhân là do nó kết hợp giữa vị giống chuối và 1 quả anh đào to.

Vẹt xám Châu Phi
Vẹt xám Châu Phi một trong những loài vẹt thông minh, giỏi bắt chước giọng nói, tuổi thọ trung bình khoảng 50 năm
Nhìn chung, loài chim sinh ra là có thể phát âm. Khi người ta thường xuyên lấy vài âm tiết nào đó để gây ảnh hưởng với chúng, lâu ngày chúng sẽ bắt chước được. Tình huống này gọi là phản xạ nói vô điều kiện. Sau này, mỗi khi gặp người do bị kích thích mà sinh ra phản ứng, chúng nhắc lại mấy âm tiết đơn giản đã học được, đây là phản xạ có điều kiện.

Trong giới động vật, chỉ có loài chim (nhất là những loài chim biết hót) là có thể bắt chước âm thanh của đồng loại và tiếng kêu của các động vật khác. Còn học nói tiếng người chỉ giới hạn ở một số loài biết hót như vẹt, yểng, khướu.