Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Những trò lố "thất đức" trong hoàng tộc TQ

Hoàng tộc nổi danh “thất đức” trong lịch sử Trung Hoa chính là nhà Lưu Tống (hay còn gọi là nhà Nam Tống) - một triều đại thuộc Nam triều.



Tháng 12 năm Nghĩa Hi thứ 14, Lưu Dụ lệnh cho thủ hạ tâm phúc dùng rượu độc hại chết An đế, đưa Tư Mã Đức Văn lên làm Hoàng đế bù nhìn.

Tới năm Nguyên Hi thứ 2, Lưu Dụ lại vội vàng ép Đức Văn thoái vị, tự mình xưng đế, đổi quốc hiệu thành Đại Tống, niên hiệu là Vĩnh Sơ, sử cũ gọi là Tống Võ Đế. Như vậy, đế vị mà họ Lưu đoạt được cũng có phần không quang minh chính đại.

“Tống thư” từng ghi chép: Lưu Dụ là con cháu đời thứ 21 của Sở Nguyên vương – em trai Hán Cao Tổ Lưu Bang. Ông được đánh giá là chính trị gia kiệt xuất nhất trong lịch sử Nam – Bắc triều, là nhà quân sự tài năng trác việt.

Tuy nhiên, vị khai quốc Hoàng đế minh quân ấy không ngờ rằng con cháu của mình lại không thừa kế nổi một điểm tốt nào. Nhà Lưu Tống tính từ Lưu Dụ sau đó có 8 vị Hoàng đế, nhưng hầu như ai nấy đều “ít tài, nhiều tật”.

Từ thú vui hưởng lạc, ăn chơi sa đọa...

Tống Thiếu Đế Lưu Nghĩa Phù là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Lưu Tống. Dù không có biểu hiện hoang dâm, nhưng Lưu Nghĩa Phù lại là một người thích ăn chơi hưởng lạc. Khi còn là Thái tử, Nghĩa Phù đã thường xuyên tổ chức tiệc tùng xa hoa, lại nhiều vợ bé, thê thiếp.

Từ khi Lưu Dụ sinh bệnh, Phù không có ai quản thúc nên càng được nước làm càn. Sử cũ ghi lại Lưu Nghĩa Phù thường du ngoạn bằng thuyền rồng trên hồ Thiên Uyên, đàn ca, vũ nữ nhộn nhịp từ sáng sớm cho đến lúc trăng lên, khi mệt mỏi liền qua đêm luôn trên thuyền.

Tới khi tại vị, Nghĩa Phù trong ba năm chịu tang tiên đế đã làm đủ trò vô lễ, lại yêu thích chơi bời, thưởng ngoạn, việc tang lễ, chính sự đều không để trong đầu, quần thần nói lại càng không nghe.
Cho tới khi quân Ngụy đánh sang biên giới, nhà Tống tác chiến thất bại, ông bị quân sĩ hạch tội rồi phế truất.

...đến những hành động "thất đức"

Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long là con trai thứ ba của Lưu Dụ, kế vị sau khi Lưu Nghĩa Phù bị phế truất. Trong lịch sử không có những ghi chép về việc Văn Đế ăn chơi sa đọa hay hoang dâm, nhưng con cái của ông vua này đều là những Hoàng đế “thất đức” có tiếng!

Con trai trưởng của Lưu Nghĩa Long là Lưu Thiệu, sử cũ gọi là Tống Nguyên Đế. Vào năm Nguyên Gia thứ 30, Lưu Nghĩa Long muốn phế truất Thái tử Lưu Thiệu vì vụ án dùng cổ độc.

Thiệu đã có toan tính từ trước, liền bày mưu liên thủ cùng em trai là Lưu Đào, ban đêm xông vào hoàng cung ám sát cha ruột. Lưu Thiệu giết cha đoạt vị nên bị quần thần xa lánh, tại vị chưa đầy 3 tháng đã bị em trai là Lưu Tuấn khởi binh đánh tan, sau bị xử trảm.

Tống Hiếu Võ Lưu Tuấn là con trai thứ ba của Lưu Nghĩa Long. Lúc đầu ông được sắc phong là Võ Lăng Vương, khi Hoàng đế còn sống cũng không được vua cha yêu mến.

Vào năm 453, Thái tử Lưu Thiệu giết vua đoạt vị, Lưu Tuấn tự mình dẫn quân thảo phạt, đoạt lại ngai vàng. Tuy nhiên chính vị Hoàng đế này đã kéo cả triều Lưu Tống vào vòng quay “thất đức”.

Sinh thời, Tuấn là một kẻ vô cùng háo sắc. Bất luân là phụ nữ đã xuất giá hay chưa, chỉ cần có vài phần nhan sắc là bị vua triệu vào cung lâm hạnh.

Theo “Tống thư” ghi lại: Tuấn còn bị tiếng gièm pha là loạn luân cùng mẫu thân của mình. “Ngụy thư” càng thẳng thắn hạch tội vi vua này: “Tuấn hoang dâm vô độ, thông dâm cùng Lộ Thái hậu, tiếng xấu đồn khắp…”

Tiền Phế đế Lưu Tử Nghiệp là con trai của Lưu Tuấn, khi còn tại vị đã nổi tiếng hung tàn bạo ngược, lạm giết công thần, ngay cả chú ruột cũng không tha.

Sử cũ cũng ghi lại Tử Nghiệp là một vị Hoàng đế dâm loạn, đem cả cô ruột vào hậu cung làm phi, lại cùng chị ruột làm ra nhiều chuyện đồi bại.

Vị Hoàng đế này còn thường xuyên lệnh cho cung nữ lõa thể trong cung để đuổi bắt, người nào không nghe liền thẳng tay giết. Vào năm 466, Lưu Tử Nghiệp vì loạn luân, tàn bạo, bị chú ruột là Tương Đông Vương Lưu Úc giết chết khi mới 17 tuổi.

Tháng 12 năm Cảnh Hòa thứ nhất, Tiền Phế Đế bị giết, Lưu Úc lên ngôi, lấy niên hiệu là Thái Thủy.

Trong thời gian tại vị, Lưu Úc trọng dụng gian thần là Nguyễn Điền Phu, lại ăn chơi xa đọa nên ngân khố trống rỗng, bổng lộc của quan lại cũng bị cắt, việc tham nhũng, đút lót thường xuyên xảy ra.

Sau này, Lưu Úc lại ham thích giết chóc, ra sức trừ khử người trong hoàng thất để đảm bảo đế nghiệp cho Thái tử.

Úc sinh thời cũng là một kẻ hoang dâm, thường xuyên tổ chức những yến tiệc lõa thể trong cung, lại lấy việc xem cung tần lõa thể làm thú vui.

Con trai của Lưu Úc là Tống Hậu Phế Đế Lưu Dục cũng không kém cạnh cha mình. Dục tính tình trời sinh bạo ngược, sinh hoạt dâm loạn.

Lưu Dục từ năm 15, 16 tuổi đã thường xuyên cưỡng bức phụ nữ, ngay cả người ngốc nghếch đến các bé gái cũng không tha.

Vị vua này cũng có sở thích giống cha mình, trong cung thường xuyên tập hợp cung phi, mĩ nữ để mở yến tiệc, tới khi say thì hạ lệnh cho tất cả cởi quần áo.

Có lần, Lưu Dục đến am ni cô, liền cưỡng bức các ni cô xinh đẹp tại đây, sau đó còn hỏi thuộc hạ: “Các người thấy thế nào?”

Hai tùy tùng khi đó nói: “Đây là đại công đức vô tận của bệ hạ!”

Tống Thuận Đế Lưu Chuẩn kế vị khi mới 10 tuổi, việc trong triều do Tiêu Đạo Thành nắm quyền chấp chính. Vị tuổi còn nhỏ, lại bị kiểm soát, nên Lưu Chuẩn cũng không làm ra việc gì trái với đạo đức.

Chuẩn làm Hoàng đế hai năm liền bị phế, đánh dấu sự chấm dứt của hoàng thất họ Lưu và triều đại Lưu Tống.