Lý Thái Tông là một vị vua nhân từ, như tưởng chính những cảm nhận của năm tháng sống giữa nhân gian đã khiến trái tim kiên cường của một vị hoàng đế nam chinh, bắc chiến luôn sáng suốt, nhân từ mà đối đãi với kẻ phản loạn hay thấp bé hơn mình.....
Trong lịch sử Việt Nam, mỗi triều đại đều có những vị vua sáng và vua tối, nhưng bao giờ khởi đầu của một vương triều cũng đều có những vị vua anh minh, uy hùng để làm nền tảng cho sự vững mạnh của Dòng Họ mình... Trong mỗi vị hoàng đế Đại Việt - Đại Nam mang trọng trách làm nền móng ban đầu đó, Vương triều Lý với sự xuất hiện của Hoàng đế Lý Thái Tông có thể xem như vị hoàng đế đặt nền móng thịnh trị không chỉ cho Vương triều Lý, mà còn cho cả Đại Việt về sau.
Trong thời gian này, nhìn lại từ sau khi Ngô Vương Quyền lập lại quốc thống cho người Việt, cả 3 triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê liên tục kế tiếp nhau với hầu như chỉ một đời vua hưng thịnh mỗi triều đại. Nhà Ngô sau khi Ngô Vương mất năm 944, loạn Dương Tam Kha nổi lên, đến khi dẹp xong bắt đầu thời kỳ Hậu Ngô Vương thì đất nước cũng rơi vào Loạn 12 Sứ quân. Trải qua 20 năm các Sứ quân tranh chưởng (944 - 968), Đinh Bộ Lĩnh thống nhất quốc gia, lập nước Đại Cồ Việt, lên ngôi Đinh Tiên Hoàng đế. Nhưng đến năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị mưu sát, con là Đinh Phế Đế còn quá nhỏ nên cuối cùng quyền lực rơi về tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn mở ra triều Tiền Lê năm 980, đại phá quân Tống năm 981 trên sông Bạch Đằng, uy danh lừng lẫy nhưng người nối nghiệp ông tranh chấp quyền lực, để đến khi Lê Long Đĩnh lên ngôi năm 1005, chết năm 1009 khi mới 24 tuổi lại đẩy Đại Việt tiếp tục vào tình trạng bất ổn... Cho đến khi Điện tiền chỉ huy sứ của Nhà Tiền Lê là Lý Công Uẩn lên ngôi cửu ngũ, sáng lập triều Lý, tức Hoàng đế Lý Thái Tổ.
Năm 1028, Đông Cung thái tử Lý Phật Mã chính thức lên ngôi hoàng đế, tức vua Lý Thái Tông.
Sau Loạn tam vương, để ghi đậm dấu ấn trung thành, nhân nghĩa trong hàng ngũ trung ương, Lý Thái Tông lập ra lễ hội thề đền Đồng Cổ. Lệ cho mỗi năm một lần, vương tôn quý tộc, bá quan văn võ phải đến đền Đồng Cổ đọc lời thề:
Sự tranh chấp, thèm muốn quyền lực không khi nào thiếu, không khi nào không có trong hàng ngũ lãnh đạo, vương công quý tộc. Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương là biểu hiện cho những người bị quyền lực làm cho mờ mắt mà quên mất lời dặn của Cha mình, làm điều trái nhân, trái nghĩa, trái hiếu khi Cha vừa mất, nén nhang chưa tàn đã lập tức xua quân làm loạn, tranh giành quyền lực với chính người anh của mình. Và Khai Quốc vương - người anh em cùng cha, cùng mẹ với Lý Thái Tông chọn cách nằm ngoài cuộc chiến cũng giống như chính Lý Thái Tông vào giờ khắc binh biến đó không biết phải xử sự ra sao giữa tình thân thuộc và sơn hà xã tắc.
Trong lịch sử Việt Nam, mỗi triều đại đều có những vị vua sáng và vua tối, nhưng bao giờ khởi đầu của một vương triều cũng đều có những vị vua anh minh, uy hùng để làm nền tảng cho sự vững mạnh của Dòng Họ mình... Trong mỗi vị hoàng đế Đại Việt - Đại Nam mang trọng trách làm nền móng ban đầu đó, Vương triều Lý với sự xuất hiện của Hoàng đế Lý Thái Tông có thể xem như vị hoàng đế đặt nền móng thịnh trị không chỉ cho Vương triều Lý, mà còn cho cả Đại Việt về sau.
Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã, ngài sinh vào năm 1000 - gần tròn một năm sau ngày Lý Thái Tổ sáng lập Vương triều Lý. Nước Việt lúc đó vẫn chưa thật sự vững chắc so với nhà Tống ở phương Bắc, dù trước đó Lê Đại Hành đã đánh tan quân Tống trên sông Bạch Đằng - sông Bạch Đằng, nơi mà trước đó chưa đến 50 năm, Ngô Vương Quyền đã đánh trận quyết chiến lịch sử chấm dứt hoàn toàn 1.000 năm nô lệ phương Bắc, khôi phục và mở ra kỷ nguyên phát triển, độc lập, tự chủ cho dân tộc ta.
Tuy nhiên, từ Ngô Vương Quyền cho đến Lý Thái Tổ, Đại Việt tuy đã khẳng định sức mạnh quân sự quốc gia qua các thời Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành trước người phương Bắc... nhưng để quốc gia vững mạnh, quân sự chỉ là vỏ bọc rắn rỏi bên ngoài, bên trong cần có một nền cai trị đủ sức kết nối lòng dân. Sức mạnh để kết nối lòng dân - như cách Nhà Hán đã làm khi sử dụng tư tưởng Nho Gia nâng lên thành Nho Giáo để cai trị Trung Hoa, Đại Việt cũng cần một tư tưởng trị nước như thế. Và đây chính là lý do vì sao Lý Thái Tông có thể được xem như đã cùng Lý Thái Tổ đặt nền móng cho một tư tưởng trị nước mà đến nay dẫu đã qua ngàn năm, tư tưởng đó vẫn tồn tại và là sự khác biệt cơ bản giữa người Việt và người Hán. Hoàng đế Lý Thái Tông đã chọn tư tưởng nhà Phật làm tư tưởng trị nước cho Vương triều của mình!
Mẹ của thái tử Lý Phật Mã là công chúa Lê Thị Phất Ngân của Nhà Tiền Lê, nên ông là cháu ngoại vua Lê Đại Hành. Khi sinh ra, Lý Phật Mã được vua cha Lý Thái Tổ cho sống ở vùng ngoại thành cùng dân thường và quân lính, qua đó, Ngài phần nào cảm nhận và biết được cuộc sống của thường dân đầy khắc khổ, gian nan như thế nào...! Cũng giống như vua cha, thái tử Phật Mã ngay từ nhỏ đã được các theo học cùng các sư thầy nên sớm thấm nhuần tư tưởng từ bi, hỷ xả của Phật giáo - vốn bấy giờ là quốc giáo! Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Đại La thành Thăng Long - mở ra kỷ nguyên nên văn hiến Đại Việt phát triển rực rỡ, thì sau đó vào năm 1013, Lý Phật Mã được phong làm Đông Cung thái tử, chính thức được chọn làm người kế vị ngai vàng Họ Lý.
Trong thời gian này, nhìn lại từ sau khi Ngô Vương Quyền lập lại quốc thống cho người Việt, cả 3 triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê liên tục kế tiếp nhau với hầu như chỉ một đời vua hưng thịnh mỗi triều đại. Nhà Ngô sau khi Ngô Vương mất năm 944, loạn Dương Tam Kha nổi lên, đến khi dẹp xong bắt đầu thời kỳ Hậu Ngô Vương thì đất nước cũng rơi vào Loạn 12 Sứ quân. Trải qua 20 năm các Sứ quân tranh chưởng (944 - 968), Đinh Bộ Lĩnh thống nhất quốc gia, lập nước Đại Cồ Việt, lên ngôi Đinh Tiên Hoàng đế. Nhưng đến năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị mưu sát, con là Đinh Phế Đế còn quá nhỏ nên cuối cùng quyền lực rơi về tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn mở ra triều Tiền Lê năm 980, đại phá quân Tống năm 981 trên sông Bạch Đằng, uy danh lừng lẫy nhưng người nối nghiệp ông tranh chấp quyền lực, để đến khi Lê Long Đĩnh lên ngôi năm 1005, chết năm 1009 khi mới 24 tuổi lại đẩy Đại Việt tiếp tục vào tình trạng bất ổn... Cho đến khi Điện tiền chỉ huy sứ của Nhà Tiền Lê là Lý Công Uẩn lên ngôi cửu ngũ, sáng lập triều Lý, tức Hoàng đế Lý Thái Tổ.
Năm 1028, Lý Thái Tổ qua đời sau 19 năm trị vì, nền móng tuy đã có vất xe đổ "vương triều đoản mệnh" thì vẫn rành rành ra đó của ba triều Ngô - Đinh - Tiền Lê đi trước. Và rõ ràng, vết xe đó đã tái hiện lại rất nhanh ngay sau khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, "Loạn tam vương" đã diễn ra - tức ba người anh em cùng cha khác mẹ của thái tử Lý Phật Mã nổi loạn, dẫn quân tiến về Thăng Long để tranh đoạt ngôi vua!
Ngược dòng thời gian hơn khoảng 10 năm trước khi Lý Thái Tổ qua đời, Đông Cung thái tử Lý Phật Mã đã sớm bộc lộ thiên tư của một bậc đế vương. Về văn tài, thao lược Ngài có thiên tư đĩnh ngộc, thông hiểu đại lược văn võ, các môn lục nghệ, lễ nhạc, ngự xa không môn nào là không tinh thông. Ngài không những được quân dân hết lòng tôn kính mà chính Ngài cũng là một bậc anh hùng dẹp loạn. Như năm 1019, khi mới 19 tuổi, Lý Phật Mã đem quân Nam chinh, đánh bại Chiêm Thành - nơi mà đến năm 1044 Ngài sẽ một lần nữa làm cho Chiêm Thành phải khuất phục. Rồi các năm 1023, 1027 Ngài dẫn quân tiến đánh các châu, động không thuần phục. Các chiến công đó đều sớm được Lý Thái Tổ rất hài lòng!
Nhưng... đến khi Thái Tổ vừa băng hà, Ngài chịu thiên mệnh với khăn tang trên đầu còn đang băn khoăn, lo lắng khi Cha vừa mất mà anh em đã ra tay tàn sát lẫn nhau thì biết phải làm thế nào cho phải đạo!? May lúc đó, các tướng Lý Nhân Nghĩa, Lê Phụng Hiểu là những bậc tướng tài cũng hết lòng phò tá di chiếu của tiên đế, cùng tôn Lý Phật Mã lên ngôi vua! Lê Phụng Hiểu nhìn thấy quân phản loạn của Tam vương kéo đến mà Thái tử còn chần chừ chưa quyết, thì khẳng khái xông lên đầu trận tuyến rồi hét lớn:
"Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này."
Nói xong, Phụng Hiệu xông thẳng vào loạn quân, chém chết Vũ Đức Vương ngay tại trận, quân phản loạn nháo nhào bỏ chạy. Loạn tam vương được dẹp yên...! Đông Cung thế tử Lý Phật Mã đã lên ngôi như thế và Vương triều Lý đã không đi vào vết xe đổ đoản mệnh của các triều đại trước bằng cách như thế: còn những anh em và những bầy tôi cùng đồng lòng vì xã tắc. Người anh em còn "đồng lòng vì xã tắc" ở đây chính là Khai Quốc vương Lý Long Bồ - người quyết định đứng ngoài cuộc tranh chấp quyền lực của các vương tử khác. Vì sau khi biết tin Vũ Đức vương chết, Khai Quốc vương hiểu lầm nên cậy núi sông quyết không thần phục Thái tử Lý Phật Mã, nhưng đến khi đích thân Thái tử thân chinh đến nơi, anh em lại được giảng hòa!
Năm 1028, Đông Cung thái tử Lý Phật Mã chính thức lên ngôi hoàng đế, tức vua Lý Thái Tông.
Ngài là một vị vua nhân từ, như tưởng chính những cảm nhận của năm tháng sống giữa nhân gian đã khiến trái tim kiên cường của một vị hoàng đế nam chinh, bắc chiến luôn sáng suốt, nhân từ mà đối đãi với kẻ phản loạn hay thấp bé hơn mình.
Như năm 1039, họ Nùng làm phản ở vùng đất nay là Lạng Sơn, hoàng đế thân chinh đi đánh, dẹp được phản loạn, bắt cha con họ Nùng mang về xử tử, riêng người con út là Nùng Trí Cao chạy thoát được. Sau đó, Nùng Trí Cao lại làm phản, cả hai lần đều được Lý Thái Tông tha cho vì không muốn để nhà họ Nùng phải tuyệt diệt. Nhưng đến lần thứ ba dấy binh làm phản năm 1052, Nùng Trí Cao lại mang quân sang Trung Hoa, có ý muốn lệ thuộc Nhà Tống nhưng Nhà Tống không đồng ý. Trí Cao mang quân đánh chiếm các châu, trại Trung Hoa, sau đó chiếm được thành Ung Châu, giết chết quan lại, dân chúng nhà Tống đến hơn 3.000 người. Vua Tống phải rất vất vả đánh dẹp mà không bắt được Nùng Trí Cao. Sau, phải đến khi Trí Cao trốn về Đại Lý mới bị người Đại Lý bắt chém, đưa thủ cấp về cho Nhà Tống. Lúc đó, Lý Thái Tông đã sai quân sang cứu viện cho Nùng Trí Cao ở Đại Lý, nhưng tiếc là quân cứu viện đến trễ, họ Nùng từ nay tuyệt diệt...
Năm 1044, Lý Thái Tông sau 15 năm lên ngôi, thân chinh dẫn đại quân tiến đánh Chiêm Thành vì nước này không những không chịu thần phục, lại còn hay kéo sang quấy phá biên giới phía nam Đại Việt. Chiêm Thành nhanh chóng thất thủ, vua Chiêm là Sạ Đẩu bị tướng của mình là Quách Gia Di giết chết, nộp cho Nhà Lý. Quân dân Chiêm Thành qua cuộc chiến bị giết rất nhiều, nên sau khi chiến thắng, Lý Thái Tông ra lệnh không được giết hại người Chiêm, ai trái lệnh bị xử phạt. Đến khi đại quân tiến đến kinh đô Phật Thệ (Thừa Thiên-Huế ngày nay) bắt được vương phi Chiêm Thành là Mỵ Ê mang về, Mỵ Ê giữ tiết hạnh, quyết không lấy vua nên gieo mình tự vẫn, Lý Thái Tông cảm thương nên sắc phong nàng là "Hiệp chính phụ thiện phu nhân".
Thời kỳ Nhà Lý vẫn chưa cắt đặt quan lại trung ương đến cai trị, mà vẫn để người bản xứ tự cai quản, nên các cuộc đánh dẹp nổi loạn đầu thời Lý còn rất nhiều! Ngoài những cuộc binh chiến lớn trên đây, Lý Thái Tông đã xây dựng nền cai trị Đại Việt đi vào quy cũ hơn!
Ngài cho biên soạn bộ luật Hình thư - bộ luật đầu tiên của dân tộc ta, qua đó làm cho quốc gia có phép tắc rõ ràng, quan quân có lề luật làm theo mà dân chúng cũng tránh được cảnh hàm oan. Ngài cho xây dựng cung điện, đền đài phù hợp sức dân để thể hiện uy nghi của vương triều. Lại xây dựng chùa Diên Hựu ở kinh thành Thăng Long sau giấc mơ được gặp Quán Thế Âm, thể hiện lòng sùng tín đạo Phật của mình. Đặc biệt, để nội lực quốc gia vững mạnh không những trong hàng ngũ vương tôn quý tộc, quan lại mà còn cả trong dân chúng, Ngài đặt ra lễ hội thề ở đền Đồng Cổ và tiếp tục thực hiện Lễ Tịch Điền.
Sau Loạn tam vương, để ghi đậm dấu ấn trung thành, nhân nghĩa trong hàng ngũ trung ương, Lý Thái Tông lập ra lễ hội thề đền Đồng Cổ. Lệ cho mỗi năm một lần, vương tôn quý tộc, bá quan văn võ phải đến đền Đồng Cổ đọc lời thề:
"Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội."
Lời thề đã nói lên lòng ước muốn một xã hội có tôn ti trật tự nhưng phải đề cao chữ hiếu của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ, điều này khác với tư tưởng Nho giáo khi phải đặt chữ trung lên hàng đầu và phải xem vua là thiên tử, "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung".
Ở Lễ Tịch điền, nhà vua tự mình xuống ruộng cày cấy để người dân theo đó làm theo. Vua là người đứng đầu, là hoàng đế Đại Việt, là biểu tượng của quốc gia mà còn hết lòng vì nước, vì dân thì quân, dân cũng phải phải hết lòng vì xã tắc như thế. Nước có giàu, dân có ấm no, có của ăn, mùa màng có sung túc thì quốc gia mới thịnh trị, thái bình, Vương triều mới tồn tại đên thiên thu, Quốc gia mới lưu đến ngàn đời... Đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất của Lễ Tịch điền đã được vua Lê Đại Hành khởi xướng và Lý Thái Tông tiếp tục noi theo...!
Thời kỳ Vương triều Lý cai trị, người Việt không lấy tư tưởng Nho giáo làm tư tưởng trị nước, mà thay vào đó đã sử dụng tư tưởng Nhà Phật. Vì vậy, trong cách hành xử của vua quan - mà cụ thể nhất là Lý Thái Tông vẫn luôn luôn có ảnh hưởng của tư tưởng từ bi, hỷ xả Nhà Phật. Như việc tha chết cho các vương làm loạn, không giết hàng binh, dân thường Chiêm Thành, không nỡ để họ Nùng tuyệt diệt, xây dựng đền chùa để dân chúng có nơi kính bái... Vì vậy, khi các sử thần như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đưa ra lời bình về Ngài trên tư tưởng Nho giáo, thì có phần chưa đúng lắm...!
Tháng 9 năm Giáp Ngọ 1054, Hoàng đế Lý Thái Tông băng hà sau 28 năm trị vì, con trưởng là thái tử Lý Nhật Tôn theo chiếu lên ngôi kế vị, tức Lý Thánh Tông - một vị vua sáng giá của Vương triều Lý!
Trong suốt 28 năm trị vì của mình, Hoàng đế Lý Thái Tông đã đưa Đại Việt đến một tầm bước vững chãi hơn, hùng mạnh hơn. Vai trò của Ngài là cực kỳ quan trọng, vì Ngài là người kế vị vương triều tiếp theo trong số những người kế vị vương triều của nhà Ngô - Đinh - Tiền Lê trước đây, nên vết xe đổ "vương triều đoản mệnh" chắc chắn luôn ẩn hiện khi Ngài đón nhận ngôi vua. Nhưng, trong chính thời khắc mà vết xe đó bắt đầu lăn bằng sự kiện "Loạn tam vương", Lý Thái Tông và vương triều Lý cùng các bầy tôi Đại Việt lúc bấy giờ đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử.
Sự tranh chấp, thèm muốn quyền lực không khi nào thiếu, không khi nào không có trong hàng ngũ lãnh đạo, vương công quý tộc. Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương là biểu hiện cho những người bị quyền lực làm cho mờ mắt mà quên mất lời dặn của Cha mình, làm điều trái nhân, trái nghĩa, trái hiếu khi Cha vừa mất, nén nhang chưa tàn đã lập tức xua quân làm loạn, tranh giành quyền lực với chính người anh của mình. Và Khai Quốc vương - người anh em cùng cha, cùng mẹ với Lý Thái Tông chọn cách nằm ngoài cuộc chiến cũng giống như chính Lý Thái Tông vào giờ khắc binh biến đó không biết phải xử sự ra sao giữa tình thân thuộc và sơn hà xã tắc.
Hình ảnh hai đại tướng Lý Nhân Nghĩa và Lê Phụng Hiểu khẳng khái một lòng trung quân, quyết theo di chiếu của vị minh quân vừa khuất bóng Lý Thái Tổ mà lập Thái tử Đông Cung lên ngôi vua chính là hình ảnh của những bề tôi trung thành với vận mệnh quốc gia, với xã tắc sơn hà, quyết làm điều ngay thẳng vì sự tồn vong của dân tộc. Vì ngay lúc đó, ngay thời khắc cuộc chiến Tam vương diễn ra thì một "Loạn 12 Sứ quân" liệu có xảy ra hay không và từ phương Bắc, kẻ thù hung tợn Đại Hán có xua quân xâm lược hay không? Mọi chuyện đều có thể xảy ra! Và cuối cùng, Lê Phụng Hiểu với nhát đao kết liễu Vũ Đức vương ngay trận tiền đã đánh tan quân phản loạn, khiến cho Lý Thái Tông như kiên cường, gan góc hơn mà quyết chí thực hiện ý muốn của cha mình: lên ngôi Hoàng đế Đại Việt và đưa dân tộc, lãnh đạo dân tộc tiếp tục tiến sang một trang sử mới!
Sau khi qua đời, cho đến hôm nay, Lý Thái Tông đang được thờ tại đền Lý Bát Đế ở Đền Đô, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Và tại núi rừng Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình - nơi gắn bó 10 năm tuổi thơ gần dân, sống cùng dân của Ngài... vẫn còn rất nhiều những di tích, điển tích để người đời sau - chúng ta, cùng nhớ về Ngài, như chùa Duyên Ninh, động Am Tiên và đặc biệt là chùa Dầu - nơi để hoàng thân Họ Lý xuất gia tu hành...!
Lý Thái Tông mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một vị Hoàng đế đã đưa đất nước thoát khỏi những vết xe đổ và xây dựng một quốc gia thái bình, thịnh trị bằng tư tưởng Phật giáo trị nước của Ngài!