Bạch Đằng là kết quả của lịch sử cha ông dựng nước, không phải là sản phẩm của chế độ hôm nay. Trong các cuốn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là quốc sử của Đại Việt đều có chép. Hay Việt Nam Sử Lược là của thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam: Trần Trọng Kim. Cũng chép về Bạch Đằng và cọc nhọn.
Các bạn có thể nghi ngờ về cô Lý Thị Năm ăn 15 viên vào ngực, 5 viên vào chân, 6 viên vào bụng, và 4 viên vào mắt phải, vẫn có thể diệt 20 tên địch và chuyển 20 tấn gạo. Còn con sông Bạch Đằng là của cha ông từ thế kỷ 13, không phải là sản phẩm tô hồng nào cả. Môn khách của Hưng Đạo Đại Vương là Trương Hán Siêu viết bài phú sông Bạch Đằng, Vua Trần Minh Tông viết bài thơ "Bạch Đằng Giang", và Nguyễn Trãi có bài "Bạch Đằng Hải Khẩu". Tô hồng ở đâu? Giả dối ở đâu ở chính những người như Trần Minh Tông hay Nguyễn Trãi?
Tôi chấp nhận là người Việt khi đó cao 1m40 (còn thật hay không thì đọc phần sau). Từ 1m40 đó, cho nên mới cho rằng với thể chất dân tộc mình hồi đó như vậy, sẽ khá khó khăn với việc vận chuyển cọc cũng như dựng cọc.
Đùa với tôi à?
Tôi chấp 1 thằng người thành thị cao 1m80 về bật co với 1 ông người nông thôn cao 1m50 đấy. Cái thứ công tử bột đó bị vặn làm hai khúc.
Đừng có cho rằng chiều cao tỉ lệ thuận với sức khỏe. Con người của thế kỷ XXI yếu hơn rất nhiều so với con người của thế kỷ XIII. Để sinh tồn trong giai đoạn mà chẳng có máy móc, xung quanh đều là thú dữ, họ phải phát triển những vũ khí mà khi sinh ra đã phải có. Đấy là răng, móng và sức mạnh cơ bắp. Người nguyên thủy săn bắn voi ma mút còn được, mấy cái gỗ lim là gì chứ? Săn bắn, hái lượm, hành quân đi bộ, người đời xưa tồn tại như vậy. Không phải vì họ khác chúng ta, mà hoàn cảnh của họ buộc họ phải thích ứng
Có thể nhìn xung quanh cuộc sống của bạn. Một đứa bé làm nghề chài lưới có thể khỏe hơn cả một người đàn ông trưởng thành làm việc ở văn phòng, và bao nhiêu gã to béo mà yếu như sên. Cơ bắp cũng giống như não bộ, không cho não bộ ăn, thì não bộ sẽ kém trí nhớ. Không tập luyện, cơ bắp sẽ nhão. Người đời xưa có thể thấp hơn, và không thọ như người đời nay vì không có kháng sinh, chứ bản thân họ rất khỏe. Chính cuộc sống với máy móc hiện đại đã làm người hiện đại yếu hơn người đời xưa. Như bạn bây giờ, không khỏe bằng cha mẹ của bạn ở cùng độ tuổi. Nơi mà người ta phải đi rừng. Đừng đưa lăng kính hôm nay nói về ngày đó.
Chẳng hạn lực sĩ thể hình Phạm Văn Mách cao 1m58. Cũng chỉ ngang ngửa với mấy người 1m40 thời Trần thôi.
Còn về vận chuyển? Chịu khó rời khỏi cái phím. Về các vùng quê như Quảng Bình, Quảng Trị, xem người ta đi rừng. Có một phương pháp rất cũ, rất nguy hiểm, nhưng vẫn được một số vùng quê nghèo dùng vì không có máy móc. Sau khi đẽo gỗ từ trên cao. Những người đi rừng đó sẽ đặt gỗ dưới đất, dùng dây thừng buộc gỗ lại, đầu thừng kia choàng quanh người họ. Sau đó giống như trâu kéo cày, dựa theo dốc thoải của rừng, dùng kinh nghiệm đi rừng, mà kéo xuống phía dưới. Cùng với sự hỗ trợ của bạn đi cùng và tạo thế theo địa hình. Khi ngừng, khi kéo, khi thả cho trôi. Mà đưa các thân gỗ lớn xuống dưới bằng chính sức người. Rất nguy hiểm, nhưng vẫn được sử dụng đến giờ.
Dễ hơn. Cho trôi sông theo dòng thượng lưu về hạ lưu. Sử dụng sức nước.
Hãy tưởng tượng chúng ta có hẳn 1 quân đội như thế. Mấy vạn quân, sức người, kinh nghiệm đi rừng. Trong hoàn cảnh rừng vào thế kỷ XIII thì hoang sơ. Kéo gỗ xuống không phải là vấn đề. 1 người, 3 người Sức khỏe thì khủng khiếp đều làm được.
Còn muốn biết chính xác chiều cao người Việt cổ, thì cần phải xem kết quả khảo cổ.
“Theo những nghiên cứu của TS Nguyễn Việt với khoảng 60 bộ xương người Đông Sơn khai quật tại Động Xá, thì chiều cao của nữ giới trung bình từ 1m40 đến 1m50 và nam giới từ 1m45 đến 1m65. Ông Nguyễn Việt cho biết thêm, bộ xương của người đàn ông thời Lý mà ông tìm thấy mới đây cho thấy đây là người tráng kiện, có chiều cao khoảng 1m70, tương tự hai bộ xương tìm được ở khu bãi cọc Bạch Đằng (Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh).”
=> Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã diễn ra từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ III, đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Còn thời đại đồ sắt nằm vào thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên. Chúng ta gọi là văn hóa Đông Sơn.
Thế kỷ XIII sau công nguyên, đồ sắt đã trở thành phổ biến, còn đồng chỉ được đúc tiền. Đồng tiền đầu tiên là đồng tiền Thái Bình hưng bảo dưới thời vua Đinh Bộ Lĩnh năm 967. Sau này Hồ Quý Ly lên ngôi vào thế kỷ XV mới tuyên bố “Đồng chỉ dùng đúc súng. Nên chuyển sang tiền giấy”. Đồng đúc súng, sắt là vũ khí.
Bạn còn nói “Người Trần chưa biết đếm?”
=> Người Trần chưa biết đếm vậy làm sao mà xây được cung điện? Hàn Tín đã ra được bài toán đếm quân từ TCN, truyền sang tận VN thời 1000 Bắc Thuộc qua Cao Biền.
Ngoài ra, ta cần biết Dưới thời vua Trần Thuận Tông có Nguyễn An. ông tham gia xây dựng thành Thăng Long. Sau đó nhà Hồ mất nước, ông bị Trung Quốc bắt về, cải làm thái giám, rồi trở thành kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, xây đê điều cho sông Hoàng Hà. Người Việt Nam sinh ra dưới triều Trần “không biết đếm” đấy !
***
Một trong những điểm sai lầm nhất của bài viết cho rằng “Không đóng cọc ở sông Bạch Đằng”. "Đó là thấy như trong ảnh thì cọc cắm ở ven bờ, còn thuyền luôn đi giữa sông, ko 1 thằng ngu nào cắm cọc bờ sông để bẫy thuyền cả, tướng thuyền Mông Cổ chở cả ngàn quân dĩ nhiên to nặng, nó sẽ đi giữa sông, nơi sâu nhất."
=> Chỉ có người có vấn đề tư duy mới nghĩ rằng sau 700 năm, dòng sông vẫn y như thế. Dòng sông thay đổi thế nào, xâm thực thế nào, bồi đắp thế nào sau 700 năm? Mà nghĩ cái cọc nằm được ở ven bờ bây giờ, thì ngày trước cũng là ven bờ? Đôi khi cái chỗ bạn đang gõ phím 700 năm trước là ở giữa lòng sông đấy bạn.
(À tôi cũng vậy, vì tôi gõ phím ở Sài Gòn, 300 năm trước nơi này là đầm lầy).
***
Cuối cùng, tôi sẽ nói về việc đóng cọc:
Nguyên lý này, tôi đã viết trong bài phản biện với Huỳnh Phước Sang đợt trước. Giờ nói lại cho bạn.
“Trong nền móng xây dựng có một khái niệm là móng cọc. Thường thì tại các nền đất yếu, nền đất sình lầy, ở các nhà dân miền Tây, các bạn sẽ để ý thấy người ta hay đóng cừ tràm xuống, sau đó mới đổ bê tông móng lên. Bố trí khoảng 25cây/m2. Tiếp tục, ở các khách sạn lấn biển tại Dubai. Nền móng được cấu tạo thế này: người ta bố trí một lượng lớn cọc ép xuống lòng cát. Sau đó mới đổ một khối móng bê tông phía trên. Vậy những cái cọc đâm xuống đó có vai trò gì? Đó chính là cùng với đất sình, đất cát xung quanh kết dính lại với nhau, tạo nên một khối cứng
Cọc cừ tràm, cọc ở sông Bạch Đằng hay cọc ở Dubai, tuy mỗi thời mỗi khác, địa hình và sự hiện đại có thể khác nhau, nhưng đều thực hiện theo một nguyên lý khoa học căn bản. Đó chính là LỰC MA SÁT. Nếu chỉ có 1 cái cọc thì khi có lực lớn từ trên tác động xuống, nó sẽ dễ bị tụt xuống dưới sình. Nhưng với số lượng cọc chi chít dính sát vào nhau, nhờ lực ma sát, nó sẽ kết dính cứng ngắc lại với cát và bùn đất xung quanh, kể cả sình lầy đi chăng nữa, và qua đó, tạo thành một khối cứng bất biến hình. Cuối cùng biến địa chất đất yếu (cát lấn biển, hoặc sình) thành đất cứng. Trong trường hợp cọc của hệ thống sông Bạch Đằng sẽ giống như cọc gỗ cừ tràm.”
//
Cách đóng cọc?
Ở đây cần lưu ý, ta đang nói về cách đóng cọc ở thời Trần Hưng Đạo.
À, các bạn đọc bài này. Cuốn "Sử Việt 12 khúc tráng ca" tôi mới chỉ nói về nguyên lý + cách đóng cọc ở thời Ngô Quyền. Vì thế, nhân cái tút này, tôi gửi cho các bạn tư liệu về cách đóng cọc thời Trần. Đơn giản hơn nhiều, và biết sử dụng kỹ thuật ròng rọc chứ không sử dụng sức người như những gì bạn được đọc vào năm 938.
Tài liệu khảo cổ cho biết:
"Trong hai đợt khảo cổ năm 1976, 1984, các nhà khảo cổ tìm thấy hai loại vồ đóng cọc lớn nhỏ khác nhau. Vồ nhỏ dài 1,2-1,3m, rộng 0,2m, đẽo đầu to đầu nhỏ. Loại vồ lớn hơn có chiều ngang 0,25m và dài 1,5m. Cả hai loại vồ này đều có mặt gỗ đóng vào cọc được vát phẳng để không bị trượt. Thời đó, quân Trần đã sử dụng kỹ thuật ròng rọc như chiếc búa máy để kéo chiếc vồ này lên cao và thả dộng xuống đầu cọc. Một đầu vồ vát nhỏ là để họ cầm điều chỉnh cho vồ đóng chính xác vị trí. Bên dưới, quân lính chỉ cần cho cọc lim trôi vào sông dựa theo lực đẩy của nước. Còn đóng từ trên cao đã có những vồ này. Vào năm 1288, đó là khi một số khoa học kỹ thuật về ròng rọc đã theo chân các lái buôn đi vào Đại Việt."
Sai ở chỗ này. Trần Khánh Dư đánh nhau ở Biển Vân Đồn. Đốt sạch thuyền lương của Trương Văn Hổ, rồi Ô Mã Nhi hết lương mới chạy từ Thăng Long ra Bạch Đằng rồi chết vì đám cọc. Đây là trận thủy chiến trên biển của Việt Nam thời phong kiến.
Ngoài ra còn nhận định: “Vì gốc trung hoa, lên khi hoàng đế Trung hoa bị người Mông cổ oánh sml, thì anh em Trần tộc đứng bên hoàng đế, bật lại Mông, anh em đ.éo biết rằng, Bắc kinh đã bị anh em Mông cổ chiếm từ lâu, chứ hồi đó mà có phôn khôn, thì anh em Trần thanh dã sạch.”
- Nhà Tống ban đầu thua nhà Kim, phải rút xuống phía nam, còn được 1 nửa sơn hà. Nhà Kim cười chưa được lâu thì Thành Cát Tư Hãn nổi lên. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt luôn Kim và Tây Hạ. Và cuối cùng, đánh chiếm nước Đại Lý của Đoàn Dự. Có được Đại Lý, có Kim, có Tây Hạ. Mông Cổ quyết định đập luôn Đại Việt ở phía dưới để làm "gọng kìm" bao vây Nam Tống vào giữa. Đó là lý do cuộc chiến. Cho nên kháng chiến đầu tiên mới chỉ gọi là cuộc kháng chiến chống Mông Cổ.
- Đến năm 1285, Mông Cổ đánh xong Tống lập ra nhà Nguyên mới gọi là đánh quân Mông Nguyên.
- Nếu bạn lập luận vì đứng bên hoàng đế Trung Hoa, thì sao phải đánh nhau lần 2? Nếu bạn lập luận đánh vì đứng bên Hoàng đế thì xin thưa. Đại Việt cũng như Đại Lý, như Kim, như Tây Hạ…đánh hết. Nhưng Đại Lý, Kim Tây Hạ thua, còn Đại Việt thắng.
- Còn nữa, kinh đô của nhà Tống lúc này là ở Lâm An. Còn Bắc Kinh? Là thủ đô của nhà Kim thuộc bộ tộc Nữ Chân.
Bạn có thắc mắc tại sao khi xem các trang sử chống ngoại xâm của dân tộc, những chiến tích oanh liệt nhất của dân ta thường nằm ở 2 địa điểm: ải Chi Lăng và sông Bạch Đằng? Chẳng hạn như Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lê Lợi chém Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, Trần Hưng Đạo đánh bại quân Nguyên Mông cũng trên sông Bạch Đằng, và Thoát Hoan chui ống đồng cũng ở ải Chi Lăng.
Câu trả lời: ấy là vì vào thời phong kiến, thì ải Chi Lăng là con đường bộ duy nhất mà giặc phương Bắc có thể đánh xuống Thăng Long, và cửa Bạch Đằng là con đường thủy duy nhất mà quân xâm lược có thể tiến vào Thăng Long. Bởi vậy, quân dân Đại Việt chỉ cần mai phục đúng 2 địa điểm đó là có thể tiêu diệt đối phương. (Bạn sẽ không bất ngờ nếu có nhiều nhà sử học phản đối cao tốc Lào Cai – Hà Nội khi hiểu được ý sâu xa này).
***
Vào năm 938, khi Ngô Quyền nghĩ ra kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng, ngài không chỉ chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc, mà còn để lại một pho binh pháp trên sông.
1/ Bãi cọc nhọn ở Bạch Đằng vì vậy trở thành lớp bảo về phòng ngự của Đại Việt trước các cuộc tấn công ở Trung Hoa (vì để vào Thăng Long, họ chỉ còn mỗi đường này). Vào thời bình, một phần cọc nhọn được rẽ ngang để cho các thuyền buôn đi vào. Vào thời chiến, phần cọc được rẽ ngang sẽ cho đóng lại từ đầu để tạo lớp phòng thủ. Tương tự với bức tường trong “Games of thrones”.
Ải Chi Lăng và Sông Bạch Đằng đều có cửa ngỏ phòng thủ theo kiểu “bẫy rập” như thế ! Cái này dựng phim, tưởng tượng làm được 1 khúc sông mà giáo mác tua tủa thì hết bài.
Một phần lý do của chuyện vì sao không có xác tàu Mông Cổ nào ở sông Bạch Đằng cũng nằm ở đây. Thứ nhất là thuộc về chiến lợi phẩm. Ví dụ, vũ khí, áo giáp, gỗ đóng thuyền. Cửa sông Bạch Đằng theo thời gian xâm thực và cuốn trôi. Đặc biệt, thời bình là dùng để giao thương và buôn bán. Các tàn tích chiến tranh sẽ được vứt bỏ. Chỉ giữ lại 2 hàng cột 2 bên để làm bức tường phòng ngự.
2/ Trừ Tiền Ngô Vương ra, người tính toán được thời gian thủy triều lên xuống, và có tính bất ngờ dành cho Hoằng Thao. Còn lại các đời vua sau, đều chỉ coi bãi cọc như là trạm phòng thủ.
Lê Hoàn Lê Đại Hành cũng áp dụng kế này, nhưng thất bại, vì không tính được thời gian đánh trên sông. Cuối cùng chỉ có thể hạ giặc Tống ở thành Bình Lỗ.
3/ Vì sao Trần Hưng Đạo thắng được?
Kể từ sau chiến thắng của Tiền Ngô Vương. Vấn đề cọc nhọn ở Bạch Đằng không còn tính bí mật nữa. Giặc Nguyên Mông hiểu rõ điều này.
Vậy tại sao vẫn bị chết?
Bởi vì trận thắng quan trọng nhất của chiến công đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 3 không phải là Trận Bạch Đằng mà là Trận Vân Đồn của “Badboy” Trần Khánh Dư. Trận Bạch Đằng chỉ làm cú chốt khi giặc chạy, chứ Trần Khánh Dư lo xong cả rồi. Cả 2 cuộc chiến trước đều dùng nguyên tắc “cho giặc đói” là tự rút. Lần 3 giặc rút kinh nghiệm nên mới đưa Trương Văn Hổ vào với hệ thống thuyền lương đi theo. Trần Khánh Dư đốt sạch được thuyền lương. Ô Mã Nhi đang gặp Thoát Hoan đói meo trên kia, mới đành quay thuyền chạy.
Vậy, đặt ở vị trí chỉ huy ta làm gì? Tôi nghĩ ra được, thì trí tuệ cỡ Trần Hưng Đạo sao nghĩ không ra? Khi đây chỉ là 1 đòn nhỏ của binh pháp.
Nếu đã biết rõ thời điểm thủy triều rút để cọc nhô ra. Vậy thì phải đẩy cho giặc làm sao vừa khéo đến đúng chỗ này thôi.
Nguyễn Khoái là tướng được giao nhiệm vụ này. Ông vừa đánh vừa chạy, giống như âm hồn bám vật, lâu lâu chọt 1 phát. Nhử quân đi khỏi xa chỗ đóng cọc, rồi quay thuyền đánh ngược lại. Đến thời điểm thích hợp, đến lượt Trần Hưng Đạo ra tay, đem quân đến ập vào. Ô Mã Nhi với Phàn Tiếp mới quay lưng, vừa chạy vừa rút. Đúng đến khúc sông có cọc, thì lúc này thủy triều đã rút rồi. Bãi cọc trở thành bãi đá ngầm. Giặc bị đổ dồn lại. Mặc cạn. Quân ta ập vào. Hỏa công. Giặc chết.
Trương Hán Siêu môn khách của Trần Hưng Đạo (tôi nhắc lại là môn khách của Trần Hưng Đạo không phải môn khách của Nguyễn Phú Trọng đâu mà đi bảo Đảng tô hồng). Mới viết bài Bạch Đằng Giang phú có mấy câu:
“Khi trận Bạch Ðằng mà đại thắng/ Bởi đại vương coi thế giặc nhàn / Tiếng thơm còn mãi /Bia miệng không mòn."
//
Lời cuối:
Lịch sử là bài học của tiền nhân. Cần phải hiểu được cốt lõi đó, thì mới soi vào sử, để dùng cho hiện tại. Chứ không phải đi nói những thứ vung vít, rồi tạo tâm lý nhược tiểu với giọng điệu “hí lộng quỷ thần”. Trong khi trí tuệ cha ông, lại không hề học được điều gì. Máu xương dân tộc ngàn năm chống giặc cho ra một dải đất. Nếu hôm nay không bảo vệ được, cũng đừng phá hoại.
Bài này tôi dành cho những ai yêu thích Lịch sử thật sự. Những ai muốn tìm hiểu về những góc khuất của lịch sử. Những ai muốn hiểu đúng về giá trị của lịch sử. Những ai luôn mang một niềm tin bất diệt với cha ông đã dựng xây nước Việt. Và cuối cùng, những ai nhìn bài của bạn, tức nổ mắt mà không biết cách nào nói lại.
Nguồn: Fb Dũng Phan, SG, 12/10/17
adTTKC - #VNW
Các bạn có thể nghi ngờ về cô Lý Thị Năm ăn 15 viên vào ngực, 5 viên vào chân, 6 viên vào bụng, và 4 viên vào mắt phải, vẫn có thể diệt 20 tên địch và chuyển 20 tấn gạo. Còn con sông Bạch Đằng là của cha ông từ thế kỷ 13, không phải là sản phẩm tô hồng nào cả. Môn khách của Hưng Đạo Đại Vương là Trương Hán Siêu viết bài phú sông Bạch Đằng, Vua Trần Minh Tông viết bài thơ "Bạch Đằng Giang", và Nguyễn Trãi có bài "Bạch Đằng Hải Khẩu". Tô hồng ở đâu? Giả dối ở đâu ở chính những người như Trần Minh Tông hay Nguyễn Trãi?
1. THỂ TRẠNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Như trong bài viết của bạn. Bạn cho rằng người Việt Nam hồi nhà Trần cao 1m40, nặng 40 cân. Trong khi 1 mét khối lim nặng 1 tấn, 1 cây lim 2m khối, chặt, đẽo cành, khiêng từ rừng ra, đó là ko thể cho hàng vạn cọc limTôi chấp nhận là người Việt khi đó cao 1m40 (còn thật hay không thì đọc phần sau). Từ 1m40 đó, cho nên mới cho rằng với thể chất dân tộc mình hồi đó như vậy, sẽ khá khó khăn với việc vận chuyển cọc cũng như dựng cọc.
cọc nhọn |
Tôi chấp 1 thằng người thành thị cao 1m80 về bật co với 1 ông người nông thôn cao 1m50 đấy. Cái thứ công tử bột đó bị vặn làm hai khúc.
Đừng có cho rằng chiều cao tỉ lệ thuận với sức khỏe. Con người của thế kỷ XXI yếu hơn rất nhiều so với con người của thế kỷ XIII. Để sinh tồn trong giai đoạn mà chẳng có máy móc, xung quanh đều là thú dữ, họ phải phát triển những vũ khí mà khi sinh ra đã phải có. Đấy là răng, móng và sức mạnh cơ bắp. Người nguyên thủy săn bắn voi ma mút còn được, mấy cái gỗ lim là gì chứ? Săn bắn, hái lượm, hành quân đi bộ, người đời xưa tồn tại như vậy. Không phải vì họ khác chúng ta, mà hoàn cảnh của họ buộc họ phải thích ứng
Có thể nhìn xung quanh cuộc sống của bạn. Một đứa bé làm nghề chài lưới có thể khỏe hơn cả một người đàn ông trưởng thành làm việc ở văn phòng, và bao nhiêu gã to béo mà yếu như sên. Cơ bắp cũng giống như não bộ, không cho não bộ ăn, thì não bộ sẽ kém trí nhớ. Không tập luyện, cơ bắp sẽ nhão. Người đời xưa có thể thấp hơn, và không thọ như người đời nay vì không có kháng sinh, chứ bản thân họ rất khỏe. Chính cuộc sống với máy móc hiện đại đã làm người hiện đại yếu hơn người đời xưa. Như bạn bây giờ, không khỏe bằng cha mẹ của bạn ở cùng độ tuổi. Nơi mà người ta phải đi rừng. Đừng đưa lăng kính hôm nay nói về ngày đó.
Chẳng hạn lực sĩ thể hình Phạm Văn Mách cao 1m58. Cũng chỉ ngang ngửa với mấy người 1m40 thời Trần thôi.
Còn về vận chuyển? Chịu khó rời khỏi cái phím. Về các vùng quê như Quảng Bình, Quảng Trị, xem người ta đi rừng. Có một phương pháp rất cũ, rất nguy hiểm, nhưng vẫn được một số vùng quê nghèo dùng vì không có máy móc. Sau khi đẽo gỗ từ trên cao. Những người đi rừng đó sẽ đặt gỗ dưới đất, dùng dây thừng buộc gỗ lại, đầu thừng kia choàng quanh người họ. Sau đó giống như trâu kéo cày, dựa theo dốc thoải của rừng, dùng kinh nghiệm đi rừng, mà kéo xuống phía dưới. Cùng với sự hỗ trợ của bạn đi cùng và tạo thế theo địa hình. Khi ngừng, khi kéo, khi thả cho trôi. Mà đưa các thân gỗ lớn xuống dưới bằng chính sức người. Rất nguy hiểm, nhưng vẫn được sử dụng đến giờ.
Dễ hơn. Cho trôi sông theo dòng thượng lưu về hạ lưu. Sử dụng sức nước.
Hãy tưởng tượng chúng ta có hẳn 1 quân đội như thế. Mấy vạn quân, sức người, kinh nghiệm đi rừng. Trong hoàn cảnh rừng vào thế kỷ XIII thì hoang sơ. Kéo gỗ xuống không phải là vấn đề. 1 người, 3 người Sức khỏe thì khủng khiếp đều làm được.
Còn muốn biết chính xác chiều cao người Việt cổ, thì cần phải xem kết quả khảo cổ.
“Theo những nghiên cứu của TS Nguyễn Việt với khoảng 60 bộ xương người Đông Sơn khai quật tại Động Xá, thì chiều cao của nữ giới trung bình từ 1m40 đến 1m50 và nam giới từ 1m45 đến 1m65. Ông Nguyễn Việt cho biết thêm, bộ xương của người đàn ông thời Lý mà ông tìm thấy mới đây cho thấy đây là người tráng kiện, có chiều cao khoảng 1m70, tương tự hai bộ xương tìm được ở khu bãi cọc Bạch Đằng (Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh).”
2. VẤN ĐỀ ĐÓNG CỌC TRÊN SÔNG
-Đầu tiên là bạn cho rằng nhà Trần thế kỉ 13, chưa có đồ sắt, chỉ xài rìu đồng, lại chưa biết đếm, không thể giải được bài toán quá khó đó.=> Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã diễn ra từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ III, đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Còn thời đại đồ sắt nằm vào thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên. Chúng ta gọi là văn hóa Đông Sơn.
Thế kỷ XIII sau công nguyên, đồ sắt đã trở thành phổ biến, còn đồng chỉ được đúc tiền. Đồng tiền đầu tiên là đồng tiền Thái Bình hưng bảo dưới thời vua Đinh Bộ Lĩnh năm 967. Sau này Hồ Quý Ly lên ngôi vào thế kỷ XV mới tuyên bố “Đồng chỉ dùng đúc súng. Nên chuyển sang tiền giấy”. Đồng đúc súng, sắt là vũ khí.
Bạn còn nói “Người Trần chưa biết đếm?”
=> Người Trần chưa biết đếm vậy làm sao mà xây được cung điện? Hàn Tín đã ra được bài toán đếm quân từ TCN, truyền sang tận VN thời 1000 Bắc Thuộc qua Cao Biền.
Ngoài ra, ta cần biết Dưới thời vua Trần Thuận Tông có Nguyễn An. ông tham gia xây dựng thành Thăng Long. Sau đó nhà Hồ mất nước, ông bị Trung Quốc bắt về, cải làm thái giám, rồi trở thành kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, xây đê điều cho sông Hoàng Hà. Người Việt Nam sinh ra dưới triều Trần “không biết đếm” đấy !
***
Một trong những điểm sai lầm nhất của bài viết cho rằng “Không đóng cọc ở sông Bạch Đằng”. "Đó là thấy như trong ảnh thì cọc cắm ở ven bờ, còn thuyền luôn đi giữa sông, ko 1 thằng ngu nào cắm cọc bờ sông để bẫy thuyền cả, tướng thuyền Mông Cổ chở cả ngàn quân dĩ nhiên to nặng, nó sẽ đi giữa sông, nơi sâu nhất."
=> Chỉ có người có vấn đề tư duy mới nghĩ rằng sau 700 năm, dòng sông vẫn y như thế. Dòng sông thay đổi thế nào, xâm thực thế nào, bồi đắp thế nào sau 700 năm? Mà nghĩ cái cọc nằm được ở ven bờ bây giờ, thì ngày trước cũng là ven bờ? Đôi khi cái chỗ bạn đang gõ phím 700 năm trước là ở giữa lòng sông đấy bạn.
(À tôi cũng vậy, vì tôi gõ phím ở Sài Gòn, 300 năm trước nơi này là đầm lầy).
***
Cuối cùng, tôi sẽ nói về việc đóng cọc:
Nguyên lý này, tôi đã viết trong bài phản biện với Huỳnh Phước Sang đợt trước. Giờ nói lại cho bạn.
“Trong nền móng xây dựng có một khái niệm là móng cọc. Thường thì tại các nền đất yếu, nền đất sình lầy, ở các nhà dân miền Tây, các bạn sẽ để ý thấy người ta hay đóng cừ tràm xuống, sau đó mới đổ bê tông móng lên. Bố trí khoảng 25cây/m2. Tiếp tục, ở các khách sạn lấn biển tại Dubai. Nền móng được cấu tạo thế này: người ta bố trí một lượng lớn cọc ép xuống lòng cát. Sau đó mới đổ một khối móng bê tông phía trên. Vậy những cái cọc đâm xuống đó có vai trò gì? Đó chính là cùng với đất sình, đất cát xung quanh kết dính lại với nhau, tạo nên một khối cứng
Cọc cừ tràm, cọc ở sông Bạch Đằng hay cọc ở Dubai, tuy mỗi thời mỗi khác, địa hình và sự hiện đại có thể khác nhau, nhưng đều thực hiện theo một nguyên lý khoa học căn bản. Đó chính là LỰC MA SÁT. Nếu chỉ có 1 cái cọc thì khi có lực lớn từ trên tác động xuống, nó sẽ dễ bị tụt xuống dưới sình. Nhưng với số lượng cọc chi chít dính sát vào nhau, nhờ lực ma sát, nó sẽ kết dính cứng ngắc lại với cát và bùn đất xung quanh, kể cả sình lầy đi chăng nữa, và qua đó, tạo thành một khối cứng bất biến hình. Cuối cùng biến địa chất đất yếu (cát lấn biển, hoặc sình) thành đất cứng. Trong trường hợp cọc của hệ thống sông Bạch Đằng sẽ giống như cọc gỗ cừ tràm.”
//
Cách đóng cọc?
Ở đây cần lưu ý, ta đang nói về cách đóng cọc ở thời Trần Hưng Đạo.
À, các bạn đọc bài này. Cuốn "Sử Việt 12 khúc tráng ca" tôi mới chỉ nói về nguyên lý + cách đóng cọc ở thời Ngô Quyền. Vì thế, nhân cái tút này, tôi gửi cho các bạn tư liệu về cách đóng cọc thời Trần. Đơn giản hơn nhiều, và biết sử dụng kỹ thuật ròng rọc chứ không sử dụng sức người như những gì bạn được đọc vào năm 938.
Tài liệu khảo cổ cho biết:
"Trong hai đợt khảo cổ năm 1976, 1984, các nhà khảo cổ tìm thấy hai loại vồ đóng cọc lớn nhỏ khác nhau. Vồ nhỏ dài 1,2-1,3m, rộng 0,2m, đẽo đầu to đầu nhỏ. Loại vồ lớn hơn có chiều ngang 0,25m và dài 1,5m. Cả hai loại vồ này đều có mặt gỗ đóng vào cọc được vát phẳng để không bị trượt. Thời đó, quân Trần đã sử dụng kỹ thuật ròng rọc như chiếc búa máy để kéo chiếc vồ này lên cao và thả dộng xuống đầu cọc. Một đầu vồ vát nhỏ là để họ cầm điều chỉnh cho vồ đóng chính xác vị trí. Bên dưới, quân lính chỉ cần cho cọc lim trôi vào sông dựa theo lực đẩy của nước. Còn đóng từ trên cao đã có những vồ này. Vào năm 1288, đó là khi một số khoa học kỹ thuật về ròng rọc đã theo chân các lái buôn đi vào Đại Việt."
3. VỀ KIẾN THỨC LỊCH SỬ
Trong bài viết nói rằng “Ngược Sử, anh em Trần tộc là gốc Trung hoa, người Phúc Kiến, nghề của anh em là chuyên chài lưới đánh cá ở sông, chưa từng ra biển, anh em chỉ xài thuyền nhẹ bé xíu, mà thôi.”Sai ở chỗ này. Trần Khánh Dư đánh nhau ở Biển Vân Đồn. Đốt sạch thuyền lương của Trương Văn Hổ, rồi Ô Mã Nhi hết lương mới chạy từ Thăng Long ra Bạch Đằng rồi chết vì đám cọc. Đây là trận thủy chiến trên biển của Việt Nam thời phong kiến.
Ngoài ra còn nhận định: “Vì gốc trung hoa, lên khi hoàng đế Trung hoa bị người Mông cổ oánh sml, thì anh em Trần tộc đứng bên hoàng đế, bật lại Mông, anh em đ.éo biết rằng, Bắc kinh đã bị anh em Mông cổ chiếm từ lâu, chứ hồi đó mà có phôn khôn, thì anh em Trần thanh dã sạch.”
- Nhà Tống ban đầu thua nhà Kim, phải rút xuống phía nam, còn được 1 nửa sơn hà. Nhà Kim cười chưa được lâu thì Thành Cát Tư Hãn nổi lên. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt luôn Kim và Tây Hạ. Và cuối cùng, đánh chiếm nước Đại Lý của Đoàn Dự. Có được Đại Lý, có Kim, có Tây Hạ. Mông Cổ quyết định đập luôn Đại Việt ở phía dưới để làm "gọng kìm" bao vây Nam Tống vào giữa. Đó là lý do cuộc chiến. Cho nên kháng chiến đầu tiên mới chỉ gọi là cuộc kháng chiến chống Mông Cổ.
- Đến năm 1285, Mông Cổ đánh xong Tống lập ra nhà Nguyên mới gọi là đánh quân Mông Nguyên.
- Nếu bạn lập luận vì đứng bên hoàng đế Trung Hoa, thì sao phải đánh nhau lần 2? Nếu bạn lập luận đánh vì đứng bên Hoàng đế thì xin thưa. Đại Việt cũng như Đại Lý, như Kim, như Tây Hạ…đánh hết. Nhưng Đại Lý, Kim Tây Hạ thua, còn Đại Việt thắng.
- Còn nữa, kinh đô của nhà Tống lúc này là ở Lâm An. Còn Bắc Kinh? Là thủ đô của nhà Kim thuộc bộ tộc Nữ Chân.
4. VẤN ĐỀ LOGIC CỦA LỊCH SỬ
Tôi nói lại một chi tiết. Những ai đọc sử của tôi trước giờ thì biết rồi. Cái này chỉ nhắc lại cho những ai chưa đọc.Bạn có thắc mắc tại sao khi xem các trang sử chống ngoại xâm của dân tộc, những chiến tích oanh liệt nhất của dân ta thường nằm ở 2 địa điểm: ải Chi Lăng và sông Bạch Đằng? Chẳng hạn như Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lê Lợi chém Liễu Thăng ở ải Chi Lăng, Trần Hưng Đạo đánh bại quân Nguyên Mông cũng trên sông Bạch Đằng, và Thoát Hoan chui ống đồng cũng ở ải Chi Lăng.
Câu trả lời: ấy là vì vào thời phong kiến, thì ải Chi Lăng là con đường bộ duy nhất mà giặc phương Bắc có thể đánh xuống Thăng Long, và cửa Bạch Đằng là con đường thủy duy nhất mà quân xâm lược có thể tiến vào Thăng Long. Bởi vậy, quân dân Đại Việt chỉ cần mai phục đúng 2 địa điểm đó là có thể tiêu diệt đối phương. (Bạn sẽ không bất ngờ nếu có nhiều nhà sử học phản đối cao tốc Lào Cai – Hà Nội khi hiểu được ý sâu xa này).
***
Vào năm 938, khi Ngô Quyền nghĩ ra kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng, ngài không chỉ chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc, mà còn để lại một pho binh pháp trên sông.
1/ Bãi cọc nhọn ở Bạch Đằng vì vậy trở thành lớp bảo về phòng ngự của Đại Việt trước các cuộc tấn công ở Trung Hoa (vì để vào Thăng Long, họ chỉ còn mỗi đường này). Vào thời bình, một phần cọc nhọn được rẽ ngang để cho các thuyền buôn đi vào. Vào thời chiến, phần cọc được rẽ ngang sẽ cho đóng lại từ đầu để tạo lớp phòng thủ. Tương tự với bức tường trong “Games of thrones”.
Ải Chi Lăng và Sông Bạch Đằng đều có cửa ngỏ phòng thủ theo kiểu “bẫy rập” như thế ! Cái này dựng phim, tưởng tượng làm được 1 khúc sông mà giáo mác tua tủa thì hết bài.
Một phần lý do của chuyện vì sao không có xác tàu Mông Cổ nào ở sông Bạch Đằng cũng nằm ở đây. Thứ nhất là thuộc về chiến lợi phẩm. Ví dụ, vũ khí, áo giáp, gỗ đóng thuyền. Cửa sông Bạch Đằng theo thời gian xâm thực và cuốn trôi. Đặc biệt, thời bình là dùng để giao thương và buôn bán. Các tàn tích chiến tranh sẽ được vứt bỏ. Chỉ giữ lại 2 hàng cột 2 bên để làm bức tường phòng ngự.
2/ Trừ Tiền Ngô Vương ra, người tính toán được thời gian thủy triều lên xuống, và có tính bất ngờ dành cho Hoằng Thao. Còn lại các đời vua sau, đều chỉ coi bãi cọc như là trạm phòng thủ.
Lê Hoàn Lê Đại Hành cũng áp dụng kế này, nhưng thất bại, vì không tính được thời gian đánh trên sông. Cuối cùng chỉ có thể hạ giặc Tống ở thành Bình Lỗ.
3/ Vì sao Trần Hưng Đạo thắng được?
Kể từ sau chiến thắng của Tiền Ngô Vương. Vấn đề cọc nhọn ở Bạch Đằng không còn tính bí mật nữa. Giặc Nguyên Mông hiểu rõ điều này.
Vậy tại sao vẫn bị chết?
Bởi vì trận thắng quan trọng nhất của chiến công đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 3 không phải là Trận Bạch Đằng mà là Trận Vân Đồn của “Badboy” Trần Khánh Dư. Trận Bạch Đằng chỉ làm cú chốt khi giặc chạy, chứ Trần Khánh Dư lo xong cả rồi. Cả 2 cuộc chiến trước đều dùng nguyên tắc “cho giặc đói” là tự rút. Lần 3 giặc rút kinh nghiệm nên mới đưa Trương Văn Hổ vào với hệ thống thuyền lương đi theo. Trần Khánh Dư đốt sạch được thuyền lương. Ô Mã Nhi đang gặp Thoát Hoan đói meo trên kia, mới đành quay thuyền chạy.
Vậy, đặt ở vị trí chỉ huy ta làm gì? Tôi nghĩ ra được, thì trí tuệ cỡ Trần Hưng Đạo sao nghĩ không ra? Khi đây chỉ là 1 đòn nhỏ của binh pháp.
Nếu đã biết rõ thời điểm thủy triều rút để cọc nhô ra. Vậy thì phải đẩy cho giặc làm sao vừa khéo đến đúng chỗ này thôi.
Nguyễn Khoái là tướng được giao nhiệm vụ này. Ông vừa đánh vừa chạy, giống như âm hồn bám vật, lâu lâu chọt 1 phát. Nhử quân đi khỏi xa chỗ đóng cọc, rồi quay thuyền đánh ngược lại. Đến thời điểm thích hợp, đến lượt Trần Hưng Đạo ra tay, đem quân đến ập vào. Ô Mã Nhi với Phàn Tiếp mới quay lưng, vừa chạy vừa rút. Đúng đến khúc sông có cọc, thì lúc này thủy triều đã rút rồi. Bãi cọc trở thành bãi đá ngầm. Giặc bị đổ dồn lại. Mặc cạn. Quân ta ập vào. Hỏa công. Giặc chết.
Trương Hán Siêu môn khách của Trần Hưng Đạo (tôi nhắc lại là môn khách của Trần Hưng Đạo không phải môn khách của Nguyễn Phú Trọng đâu mà đi bảo Đảng tô hồng). Mới viết bài Bạch Đằng Giang phú có mấy câu:
“Khi trận Bạch Ðằng mà đại thắng/ Bởi đại vương coi thế giặc nhàn / Tiếng thơm còn mãi /Bia miệng không mòn."
//
Lời cuối:
Lịch sử là bài học của tiền nhân. Cần phải hiểu được cốt lõi đó, thì mới soi vào sử, để dùng cho hiện tại. Chứ không phải đi nói những thứ vung vít, rồi tạo tâm lý nhược tiểu với giọng điệu “hí lộng quỷ thần”. Trong khi trí tuệ cha ông, lại không hề học được điều gì. Máu xương dân tộc ngàn năm chống giặc cho ra một dải đất. Nếu hôm nay không bảo vệ được, cũng đừng phá hoại.
Bài này tôi dành cho những ai yêu thích Lịch sử thật sự. Những ai muốn tìm hiểu về những góc khuất của lịch sử. Những ai muốn hiểu đúng về giá trị của lịch sử. Những ai luôn mang một niềm tin bất diệt với cha ông đã dựng xây nước Việt. Và cuối cùng, những ai nhìn bài của bạn, tức nổ mắt mà không biết cách nào nói lại.
Nguồn: Fb Dũng Phan, SG, 12/10/17
adTTKC - #VNW