Trong thời quân chủ, kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối của kẻ đứng đầu thiên hạ. Chính vì thế chúng được taọ nên từ những chất liệu quý hiếm nhất, cùng với đôi bàn tay và trí tuệ của những người thợ tài hoa nhất.
Xuyên suốt các triều đại lịch sử Việt Nam, triều đại nào cũng có kim bảo, ngọc tỷ, song chỉ có triều Nguyễn mới có một hệ thống bảo, tỷ phong phú. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho đúc hơn 100 chiếc ấn báu, chất liệu thường là vàng, bạc với kim bảo và ngọc quý với ngọc tỷ. Về sau, điều này không được phân biệt rõ ràng.
Kim bảo và ngọc tỷ bao gồm hai phần là thân ấn và quai ấn. Phần thân ấn trong giai đoạn đầu chủ yếu có hình vuông. Từ thời Minh Mạng trở đi xuất hiện ấn hình tròn, thời Đồng Khánh có thêm hình bát giác, elip. Về phần quai ấn, thời các chúa Nguyễn đúc hình kì lân, đến thời Nguyễn thì chủ yếu là hình rồng và các biến thể khác của rồng. Ngoài ra, còn có loại hình kỳ lân cho Thái tử và hình rùa cho Thái hậu... Từ đó, ta có thể thấy rõ sự thay đổi về hình tượng Rồng qua các giai đoạn của thời Nguyễn.
Trên mặt mỗi chiếc ấn đều có chữ Hán khắc nổi kiểu chữ triện hoặc kiểu chữ chân. Có những chiếc ấn khắc cả chữ Hán và chữ Pháp như chiếc “Triều đình lập tín” thời vua Đồng Khánh và chiếc “Khải Định Đại Nam Hoàng đế”. Xung quanh thân ấn hay lưng ấn đôi khi khắc thời gian đúc, chất liệu và trọng lượng ấn. Chiếc kim bảo có trọng lượng lớn nhất là chiếc “Hoàng đế chi bảo” lên đến hơn 280 lạng, tức gần 10,5 kg.
Về chức năng, mỗi chiếc kim bảo, ngọc tỷ đều có mục đích sử dụng khác nhau. Tiêu biểu một số chiếc như “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” dùng như báu vật lưu truyền của họ Nguyễn, chiếc “Hoàng đế chi bảo” dùng cho các văn kiện đối nội, văn bản ngoại giao quan trọng nhất, chiếc “Khâm văn chi tỷ” đóng trên các văn kiện về văn hóa như cầu hiền tài, mở khoa thi… Ngoài dùng trong chính sự thì cũng có loại dùng để tôn tước hiệu, thờ cúng...
Hiện nay, kim bảo và ngọc tỷ là những báu vật quốc gia. Bảo tàng Lịch sử Quóc gia lưu giữ 85 chiếc và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế lưu giữ 8 chiếc.
Tác giả: TS Phan Thanh Hải.
XEM: Nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt nam.
Xuyên suốt các triều đại lịch sử Việt Nam, triều đại nào cũng có kim bảo, ngọc tỷ, song chỉ có triều Nguyễn mới có một hệ thống bảo, tỷ phong phú. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho đúc hơn 100 chiếc ấn báu, chất liệu thường là vàng, bạc với kim bảo và ngọc quý với ngọc tỷ. Về sau, điều này không được phân biệt rõ ràng.
Kim bảo và ngọc tỷ bao gồm hai phần là thân ấn và quai ấn. Phần thân ấn trong giai đoạn đầu chủ yếu có hình vuông. Từ thời Minh Mạng trở đi xuất hiện ấn hình tròn, thời Đồng Khánh có thêm hình bát giác, elip. Về phần quai ấn, thời các chúa Nguyễn đúc hình kì lân, đến thời Nguyễn thì chủ yếu là hình rồng và các biến thể khác của rồng. Ngoài ra, còn có loại hình kỳ lân cho Thái tử và hình rùa cho Thái hậu... Từ đó, ta có thể thấy rõ sự thay đổi về hình tượng Rồng qua các giai đoạn của thời Nguyễn.
Trên mặt mỗi chiếc ấn đều có chữ Hán khắc nổi kiểu chữ triện hoặc kiểu chữ chân. Có những chiếc ấn khắc cả chữ Hán và chữ Pháp như chiếc “Triều đình lập tín” thời vua Đồng Khánh và chiếc “Khải Định Đại Nam Hoàng đế”. Xung quanh thân ấn hay lưng ấn đôi khi khắc thời gian đúc, chất liệu và trọng lượng ấn. Chiếc kim bảo có trọng lượng lớn nhất là chiếc “Hoàng đế chi bảo” lên đến hơn 280 lạng, tức gần 10,5 kg.
Về chức năng, mỗi chiếc kim bảo, ngọc tỷ đều có mục đích sử dụng khác nhau. Tiêu biểu một số chiếc như “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” dùng như báu vật lưu truyền của họ Nguyễn, chiếc “Hoàng đế chi bảo” dùng cho các văn kiện đối nội, văn bản ngoại giao quan trọng nhất, chiếc “Khâm văn chi tỷ” đóng trên các văn kiện về văn hóa như cầu hiền tài, mở khoa thi… Ngoài dùng trong chính sự thì cũng có loại dùng để tôn tước hiệu, thờ cúng...
Hiện nay, kim bảo và ngọc tỷ là những báu vật quốc gia. Bảo tàng Lịch sử Quóc gia lưu giữ 85 chiếc và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế lưu giữ 8 chiếc.
Tác giả: TS Phan Thanh Hải.
XEM: Nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt nam.