Sự thật về Lịch sử nước Đức trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2.
GDQP là một môn học bắt buộc cho học sinh nam Đức từ lứa tuổi 13 trở lên. Khác với các môn học bình thường, học sinh học GDQP vào mùa hè chứ không phải trong năm học và việc chấm điểm phụ thuộc vào số giờ tham gia chứ không phụ thuộc vào điểm số. Do mỗi điều kiện của từng địa phương là khác nhau nên chương trình dạy môn GDQP của từng địa phương đó là khác nhau. Tuy nhiên, trên lí thuyết, học sinh có thể tham gia những hoạt động sau:
1. Đạp xe dã ngoại: Vào thời bấy giờ, không phải gia đình Đức nào cũng đủ giàu có để có tiền mua xe đạp cho con. Vì vậy, Đoàn thanh niên Hitler đã mua sẵn rất nhiều chiếc để các em có cơ hội được đi, vừa để vui chơi, vừa để rèn luyện sức khỏe. Quãng đường thường dài, việc đi và về có thể kéo dài đến cả ngày nhưng dù sao đây vẫn là hoạt động bổ ích và phổ biến nhất với học sinh Đức.
2. Leo núi và cắm trại: Được tổ chức chủ yếu ở nông thôn, hoạt động này thường kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng. Trong thời diễn ra, các em sẽ được học những kĩ năng sinh tồn cơ bản như nhóm lửa, bơi, làm lều trại và nấu ăn, đồng thời tham gia một số hoạt động khác như thám hiểm, tìm kho báu,..
3. Đội hình đội ngũ: Sẽ không thể gọi là môn GDQP nếu thiếu đi hoạt động này. Mọi địa phương đều bắt buộc phải tổ chức ít nhất một cuộc duyệt binh trước đám đông trong kì nghỉ hè của các em. Thường thì các thành phố lớn tổ chức sự kiện này thường xuyên hơn và hoành tráng hơn các thi trấn ở nông thôn. Do đó, các em học sinh thành phố sẽ hay bị bắt phải tập đội hình đội ngũ nhiều hơn các em học sinh ở vùng quê.
4. Tập bắn đạn thật và ném lựu đạn thật: Mỗi học sinh đều phải trải qua hoạt động này và được kiểm tra thường xuyên. Ai bị điểm thấp sẽ phải tập cho đến khi đạt đủ thì thôi, trong khi ai được điểm cao có cơ hội tuyển thẳng vào các trường sĩ quan quân đội và lực lượng Waffen SS sau này.
5. Đấu tay đôi: Là hoạt động tự chọn, bao gồm Boxing, đấu vật. Nếu học sinh muốn đăng kí thì phải có sự đồng ý của địa phương vì môn này rất dễ gây thương tích ngoài ý muốn. Hoạt động không nằm trong đánh giá tốt nghiệp, vì vậy chỉ có một số ít tham gia.
6. Bay: Đối với những bạn ưa thích mạo hiểm, muốn thể hiện cái tôi của mình, lái máy bay có thể là hoạt động dành cho bạn. Chỉ cần trên 13 tuổi, không sợ độ cao, bạn có thể đăng kí tham gia khóa học và trở thành một phi công tương lai. Dù nguy hiểm nhưng có rất nhiều thanh niên theo đuổi hoạt động này, một phần là vì muốn chứng tỏ bản thân và gây ấn tượng trước những cô gái.
P/s: Từng trải qua thời học sinh khốn khó nên hơn ai hết, Quốc Trưởng là người thấu hiểu rõ từng mong muốn của tuổi học trò. Nếu bạn là một thanh niên Đức thời đó, bạn muốn tham gia hoạt động nào nhất ?
Giáo dục quốc phòng dưới thời Đức Quốc Xã:
GDQP là một môn học bắt buộc cho học sinh nam Đức từ lứa tuổi 13 trở lên. Khác với các môn học bình thường, học sinh học GDQP vào mùa hè chứ không phải trong năm học và việc chấm điểm phụ thuộc vào số giờ tham gia chứ không phụ thuộc vào điểm số. Do mỗi điều kiện của từng địa phương là khác nhau nên chương trình dạy môn GDQP của từng địa phương đó là khác nhau. Tuy nhiên, trên lí thuyết, học sinh có thể tham gia những hoạt động sau:
1. Đạp xe dã ngoại: Vào thời bấy giờ, không phải gia đình Đức nào cũng đủ giàu có để có tiền mua xe đạp cho con. Vì vậy, Đoàn thanh niên Hitler đã mua sẵn rất nhiều chiếc để các em có cơ hội được đi, vừa để vui chơi, vừa để rèn luyện sức khỏe. Quãng đường thường dài, việc đi và về có thể kéo dài đến cả ngày nhưng dù sao đây vẫn là hoạt động bổ ích và phổ biến nhất với học sinh Đức.
2. Leo núi và cắm trại: Được tổ chức chủ yếu ở nông thôn, hoạt động này thường kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng. Trong thời diễn ra, các em sẽ được học những kĩ năng sinh tồn cơ bản như nhóm lửa, bơi, làm lều trại và nấu ăn, đồng thời tham gia một số hoạt động khác như thám hiểm, tìm kho báu,..
3. Đội hình đội ngũ: Sẽ không thể gọi là môn GDQP nếu thiếu đi hoạt động này. Mọi địa phương đều bắt buộc phải tổ chức ít nhất một cuộc duyệt binh trước đám đông trong kì nghỉ hè của các em. Thường thì các thành phố lớn tổ chức sự kiện này thường xuyên hơn và hoành tráng hơn các thi trấn ở nông thôn. Do đó, các em học sinh thành phố sẽ hay bị bắt phải tập đội hình đội ngũ nhiều hơn các em học sinh ở vùng quê.
4. Tập bắn đạn thật và ném lựu đạn thật: Mỗi học sinh đều phải trải qua hoạt động này và được kiểm tra thường xuyên. Ai bị điểm thấp sẽ phải tập cho đến khi đạt đủ thì thôi, trong khi ai được điểm cao có cơ hội tuyển thẳng vào các trường sĩ quan quân đội và lực lượng Waffen SS sau này.
5. Đấu tay đôi: Là hoạt động tự chọn, bao gồm Boxing, đấu vật. Nếu học sinh muốn đăng kí thì phải có sự đồng ý của địa phương vì môn này rất dễ gây thương tích ngoài ý muốn. Hoạt động không nằm trong đánh giá tốt nghiệp, vì vậy chỉ có một số ít tham gia.
6. Bay: Đối với những bạn ưa thích mạo hiểm, muốn thể hiện cái tôi của mình, lái máy bay có thể là hoạt động dành cho bạn. Chỉ cần trên 13 tuổi, không sợ độ cao, bạn có thể đăng kí tham gia khóa học và trở thành một phi công tương lai. Dù nguy hiểm nhưng có rất nhiều thanh niên theo đuổi hoạt động này, một phần là vì muốn chứng tỏ bản thân và gây ấn tượng trước những cô gái.
P/s: Từng trải qua thời học sinh khốn khó nên hơn ai hết, Quốc Trưởng là người thấu hiểu rõ từng mong muốn của tuổi học trò. Nếu bạn là một thanh niên Đức thời đó, bạn muốn tham gia hoạt động nào nhất ?