Đối với vua Quang Trung dù công cuộc văn trị còn dang dở nhưng những gì nhà vua Quang Trung đang làm, dự định sẽ làm đủ chứng tỏ Quang Trung có trí tuệ trác việt, tài năng xuất chúng của một bậc minh quân.
Chuyện lấy Phú Xuân để làm bản doanh và bàn đạp để ra Bắc Hà, vì lắng nghe cái lý đúng Nguyễn Hữu Chỉnh (dù Chỉnh là một hàng tướng). Chuyện ông vào Thăng Long (1786) nơi mà tư tưởng “Vi tử tận hiếu; vi thần chí trung” của Nho giao cắm sâu trong tầng lớp sĩ phu. Thế nhưng, với thái độ ngay thẳng, rành mạch, trí tuệ khác thường cộng với tác phong đường đường lẫm liệt, ông đã thu phục các chí sĩ như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở… và chính họ đã góp công lớn đánh thắng quân Thanh bằng “nước cờ Tam Diệp – Biện Sơn” có một không hai trong lịch sử.
Khi đã là vua của một nước Nguyễn Huệ chú trọng phát triển quốc gia vì vậy lấy việc cầu hiền sĩ, nhượng đại phu làm trọng. Chuyện ông nhiều lần thăng sơn gặp Nguyễn Thiếp là một minh chứng.Trong “Chiếu cầu hiền” có đoạn: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương".
Tinh mơ sớm hôm sau, Bình (Nguyễn Huệ - TG) và Chỉnh (Nguyễn Hữu Chỉnh - TG) cùng vào điện Vạn Thọ để ra mắt nhà vua. Quan hầu vào tâu, hoàng thượng đang ở trong điện, sai người vén màn lên, đưa Bình vào hầu ở sập ngự. Bình sụp xuống đất lạy năm lạy và rập đầu vái ba vái. Hoàng thượng sai hoàng tử nâng Bình dậy, và mời đến ngồi vào một chiếc sập khác ở bên trái sập ngự. Bình nhún nhường không dám ngồi. Hoàng thượng phải hai ba lần dụ, Bình mới ngồi ghé vào một góc chiếu cuối sập, một chân bỏ thõng xuống đất.
Hoàng thượng uý lạo hết sức ôn tồn. Bình nói:
- Thần vốn là một kẻ hèn mọn ở đất Tây Sơn, gặp thời nổi dậy, chưa từng được mặc áo của bệ hạ, ăn lộc của bệ hạ. Nhưng vì thánh đức của bệ hạ tràn đi xa rộng, nên thần tuy ở chốn mọi rợ mà cũng vẫn một lòng kính mến. Ngày nay được thấy mặt rồng, cũng là bởi tấm lòng chí thành như hoa quì (Bình muốn nói: lòng luôn luôn hướng về nhà vua như hoa quì luôn luôn hướng về mặt trời) của thần xui khiến ra vậy. Vả lại, cũng vì họ Trịnh vô lễ, lấn ép nhà vua đã lâu, cho nên hoàng thiên mới mượn tay thần diệt trừ họ Trịnh, để tỏ oai quyền của bệ hạ. May được thành công như thế này, thực cũng là nhờ phúc lớn của bệ hạ đưa đến. Nay thần chỉ cầu mong thánh thể khoẻ mạnh, coi trị thiên hạ, cho thần được hưởng nhờ chút phúc thừa.
Đoạn trên là minh chứng cho xử phải lễ với nhà Lê của Nguyễn Huệ.
Sau khi đánh cho quân Thanh “tri nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, Nguyễn Huệ nói với quần thần rằng: Ta nghĩ, nước Thanh thua tất lấy làm hổ thẹn, chắc họ sẽ tìm cách rửa hờn, nếu để binh lửa kéo dài thì khổ đến muôn dân lòng ta không nỡ, nên chi giao việc bang giao cho Ngô Thì Nhậm, việc tùy cơ, Ngươi cứ khéo mà làm.
Việc này được Ngô Thì Nhậm bố trí tổ chức thành sự kiện có một không hai trong lịch sử ngoại giao nước nhà. Đó là vào tháng 1/1890, họ Ngô đã bố trí đưa giả vương Quang Trung cùng 150 tùy tùng sang Yên Kinh Trung quốc để mừng lễ đại khánh của Càn Long, sự kiện chỉ xảy ra chỉ một năm sau chiến thắng Tết Kỉ Dậu (1789).
Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được.Thái tử có tư chất nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định là quốc thù, mà Thái Đức thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ ngươi nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Bằng không quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn thân.
Những tiên đoán của Vua đều đúng, vì họ không hợp sức đồng lòng, nghi kỵ chia rẽ nên sự thất bại là không tránh khỏi. Giả như triều thần làm đúng di huấn của nhà Vua thì đâu đến họa diệt thân như lịch sử đã diễn ra.
1. Quang Trung khéo tập hợp lực lượng, thu phục người tài
Đây là một phẩm chất, một tài năng của mọi vị thủ lĩnh ai có điều này tất yếu thành công, như Khổng Tử từng nói với Tề Ai Công về chính trị rằng “Làm chính trị cốt ở bầy tôi”, còn người nước Nam có câu: “Thần thiêng cốt ở bộ hạ”. Ở Quang Trung từ khi khởi nghiệp đã có những bộ tướng văn trí, võ tài chính nhờ họ mà chiếm thành Gia Định (1777), đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) chuyện khó mà vẫn thành công.Chuyện lấy Phú Xuân để làm bản doanh và bàn đạp để ra Bắc Hà, vì lắng nghe cái lý đúng Nguyễn Hữu Chỉnh (dù Chỉnh là một hàng tướng). Chuyện ông vào Thăng Long (1786) nơi mà tư tưởng “Vi tử tận hiếu; vi thần chí trung” của Nho giao cắm sâu trong tầng lớp sĩ phu. Thế nhưng, với thái độ ngay thẳng, rành mạch, trí tuệ khác thường cộng với tác phong đường đường lẫm liệt, ông đã thu phục các chí sĩ như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở… và chính họ đã góp công lớn đánh thắng quân Thanh bằng “nước cờ Tam Diệp – Biện Sơn” có một không hai trong lịch sử.
Khi đã là vua của một nước Nguyễn Huệ chú trọng phát triển quốc gia vì vậy lấy việc cầu hiền sĩ, nhượng đại phu làm trọng. Chuyện ông nhiều lần thăng sơn gặp Nguyễn Thiếp là một minh chứng.Trong “Chiếu cầu hiền” có đoạn: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương".
2. Quang Trung Hiểu lòng quân, lòng dân, ra quân nắm chắc phần thắng
Chuyện Nguyễn Huệ gần gũi binh sĩ, hiểu binh sĩ và nguyện vọng dân chúng có nhiều. Chỉ nêu một ví dụ: hai lần ra Bắc Hà (1786 và 1787) ông chủ yếu dùng văn trị không dùng võ trị, đối dân chúng. Nguyễn Huệ thu phục Ngô Thi Nhậm, Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích và nhiều văn thần nhà cựu lê; không ngần ngại giết Võ Văn Nhậm (cháu rể) một phần vì sách lược, một phần cho người Bắc xóa đi nghi kỵ, hiềm khích vốn có từ trước.3. Đối xử phải lễ với nhà Lê và chính sách ngoại giao khôn khéo
Theo “Hoàng lê nhất thống chí” sách ký sự lịch sử ghi chép tình hình Bắc Hà từ khi Đặng Thị Huệ đứng đầu chính cung đến khi vua Cảnh Thịnh bị bắt. Hồi thứ 5 có tựa đề là “Phò chính thống thượng công vào điện; Kết duyên lành công chúa lên xe” nói về cách ứng xử “phải lễ” của Nguyễn Huệ với vua Lê Hiển Tông trong bối cảnh họ là kẻ yếm thế:Tinh mơ sớm hôm sau, Bình (Nguyễn Huệ - TG) và Chỉnh (Nguyễn Hữu Chỉnh - TG) cùng vào điện Vạn Thọ để ra mắt nhà vua. Quan hầu vào tâu, hoàng thượng đang ở trong điện, sai người vén màn lên, đưa Bình vào hầu ở sập ngự. Bình sụp xuống đất lạy năm lạy và rập đầu vái ba vái. Hoàng thượng sai hoàng tử nâng Bình dậy, và mời đến ngồi vào một chiếc sập khác ở bên trái sập ngự. Bình nhún nhường không dám ngồi. Hoàng thượng phải hai ba lần dụ, Bình mới ngồi ghé vào một góc chiếu cuối sập, một chân bỏ thõng xuống đất.
Hoàng thượng uý lạo hết sức ôn tồn. Bình nói:
- Thần vốn là một kẻ hèn mọn ở đất Tây Sơn, gặp thời nổi dậy, chưa từng được mặc áo của bệ hạ, ăn lộc của bệ hạ. Nhưng vì thánh đức của bệ hạ tràn đi xa rộng, nên thần tuy ở chốn mọi rợ mà cũng vẫn một lòng kính mến. Ngày nay được thấy mặt rồng, cũng là bởi tấm lòng chí thành như hoa quì (Bình muốn nói: lòng luôn luôn hướng về nhà vua như hoa quì luôn luôn hướng về mặt trời) của thần xui khiến ra vậy. Vả lại, cũng vì họ Trịnh vô lễ, lấn ép nhà vua đã lâu, cho nên hoàng thiên mới mượn tay thần diệt trừ họ Trịnh, để tỏ oai quyền của bệ hạ. May được thành công như thế này, thực cũng là nhờ phúc lớn của bệ hạ đưa đến. Nay thần chỉ cầu mong thánh thể khoẻ mạnh, coi trị thiên hạ, cho thần được hưởng nhờ chút phúc thừa.
Đoạn trên là minh chứng cho xử phải lễ với nhà Lê của Nguyễn Huệ.
Sau khi đánh cho quân Thanh “tri nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, Nguyễn Huệ nói với quần thần rằng: Ta nghĩ, nước Thanh thua tất lấy làm hổ thẹn, chắc họ sẽ tìm cách rửa hờn, nếu để binh lửa kéo dài thì khổ đến muôn dân lòng ta không nỡ, nên chi giao việc bang giao cho Ngô Thì Nhậm, việc tùy cơ, Ngươi cứ khéo mà làm.
Việc này được Ngô Thì Nhậm bố trí tổ chức thành sự kiện có một không hai trong lịch sử ngoại giao nước nhà. Đó là vào tháng 1/1890, họ Ngô đã bố trí đưa giả vương Quang Trung cùng 150 tùy tùng sang Yên Kinh Trung quốc để mừng lễ đại khánh của Càn Long, sự kiện chỉ xảy ra chỉ một năm sau chiến thắng Tết Kỉ Dậu (1789).
4. Thực hiện chính sách khuyến học
Quang Trung giao Nguyễn Thiếp lập Sùng chính Viện để chuyên lo việc tu thư và nghiên cứu sự học. Ông lệnh bỏ một số sách giáo khoa Hán ngữ và dùng chữ nôm trong các văn bản quốc gia. Quang Trung quy định các bài hịch, chiếu, biểu phải soạn bằng chữ Nôm; đề thi viết bằng chữ Nôm, và các sĩ tử phải làm bài bằng chữ Nôm. Theo Tây Sơn lược thuật, ông chọn một quan văn “5 ngày một lần vào cấm cung để giảng giải kinh sách”. Ngoài ra, Quang Trung còn lệnh đưa việc học đến tận thôn xã. Trong “Chiếu lập học” ông lệnh cho các xã: “Phải chọn Nho sĩ bản địa có học thức, có hạnh kiểm đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trò”. Một trong bức chiếu của ông tìm thấy ở Đồn Quy Hợp Hương Sơn Hà Tĩnh, viết bằng chữ nôm: “Chiếu truyền La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp khâm tri, ngày trước giao cho phu tử về Nghệ An để xây đô thành, sao đã về đến đó chưa”. Để thấy sự quan tâm đến dân trí, học vấn của muôn dân từ một vị minh quân xuất chúng như thế nào.5. Quang Trung Nhìn rõ thế cuộc
Một buổi chiều tháng 9.1792 (Nhâm tý), nhà vua bất ngờ đổ bệnh. Biết mình không qua khỏi ông để lại di mệnh:Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được.Thái tử có tư chất nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định là quốc thù, mà Thái Đức thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ ngươi nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Bằng không quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn thân.
Những tiên đoán của Vua đều đúng, vì họ không hợp sức đồng lòng, nghi kỵ chia rẽ nên sự thất bại là không tránh khỏi. Giả như triều thần làm đúng di huấn của nhà Vua thì đâu đến họa diệt thân như lịch sử đã diễn ra.