Tổng hợp và chia sẻ: chuyện hay lạ hot trên đời, world of tanks, lịch sử Việt Nam...

Tại sao đuôi của rắn chuông kêu được?

Một số vùng ở Châu Mỹ, khi nghe thấy âm thanh "cala-cala", người không có kinh nghiệm cứ ngỡ đó là tiếng nước chảy từ khe suối, nhưng xung quanh lại chẳng có con suối nào. Té ra đó là tiếng kêu do một loài rắn có độc tính cực mạnh vẫy đuôi phát ra.
 
Rắn rung chuông, hay rắn đuôi chuông, là một nhóm rắn độc thuộc các chi Crotalus và Sistrurus thuộc phân họ Crotalinae (rắn hang). Có 32 loài rắn chuông với từ 65-70 phân loài. Tất cả chúng đều là loài bản địa châu Mỹ, từ phía nam Canada đến miền trung Argentina. Đại diện ở Việt Nam là rắn lục.

Rắn đuôi chuông
Rắn đuôi chuông được mệnh danh là loài rắn độc nhất Hoa Kỳ


Vì sao cái đuôi của nó có khả năng này?

Tiến hành giải phẫu đuôi của rắn chuông, bằng cách dùng một con dao sắc cắt mở theo chiều dọc các "nút cài" cấu tạo đuôi người ta phát hiện, bên trong đuôi trống rỗng. Như vậy, tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng (keratin) cứng, rỗng ở cuối đuôi va chạm vào nhau. Đuôi rắn sẽ tăng thêm một lớp mới mỗi lần con vật lột da, nên đây không phải là căn cứ để biết chính xác tuổi của một con rắn chuông như mẹo phổ biến lâu nay.

Rắn chuông
Giải phẫu đuôi của một con rắn đuôi chuông

Để ý một chiếc còi bạn sẽ thấy nó có một cái vỏ bằng đồng bên trong là một lớp màng ngăn cách, hình thành hai bong bóng rỗng. Khi ta dùng sức thổi, do có sự rung động của không khí nên âm thanh phát ra. Đuôi của rắn chuông cũng có cấu tạo tương tự, chỉ khác là vỏ ngoài của nó không phải là kim loại mà là vành chất sừng. Lớp da chắc chắn này vây thành một cái xoang rỗng, màng sừng trong khoang ngăn thành hai cái bong bóng. Nhờ có sự di chuyển qua lại của luồng không khí, nên bong bóng rỗng phát ra âm thanh từng hồi, từng hồi một. Một con rắn chuông có thể lắc đuôi phát ra tiếng động tới 50 lần/giây trong suốt nhiều tiếng đồng hồ liên tục.

Rắn đuôi chuông
Rắn đuôi chuông phát ra tiếng động tới 50 lần/giây


Âm thanh này có nghĩa gì nhỉ?

Có người cho rằng rắn bắt chước âm thanh của tiếng nước chảy trong khe suối là để thu hút những động vật nhỏ ghé thăm, đó là một cách để bắt mồi.


Đây là loài bò sát sở hữu nọc độc cực mạnh.

Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc, có thể giết chết các con mồi ngay tức khắc chỉ bằng một nhát cắn. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.

Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của rắn đuôi chuông có thể dẫn tới tử vong cho con người.

Rắn đuôi chuông
Rắn đuôi chuông một trong những loài hiếu chiến nhất

Rắn đuôi chuông ăn các loài chim và loài gặm nhấm do đó chúng đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc hạn chế dân số loài gặm nhấm phá hoại mùa màng và ổn định hệ sinh thái